0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐINH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 37 -39 )

I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3 1 Công tác thẩm định tại Sở giao dịch

1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư

hiện trước đó so sánh để làm rõ tính hợp lí của các giải pháp, nếu thấy có sự bất hợp lí ở nội dung nào thì phải tập trung phân tích làm rõ, từ đó đưa ra được cơ cấu vốn đầu tư hợp lí, xác định được mức cung vốn tối đa của ngân hàng

Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn duyệt chủ trương hay tổng mức đầu tư mới ở dạng khái toán .Khi đó cán bộ thẩm định phải đựa vào các số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Để thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định được hiệu quả tài chính của dự án. Để có cơ sở thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định đuợc sự hiệu quả tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét đến nguồn vốn lưu động nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động của dự án

1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải xem xét về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án. Xem trong mỗi giai đoạn của dự án cần bao nhiêu vốn đầu tư là hợp lí nhất để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án , mặt khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở tính lãi vay và tiến độ giải ngân vốn vay. Ngoài ra cán bộ thẩm định phải xem xét tỉ lệ từng loại nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lí hay không. Thông thường thì nguồn vốn tự có thường được tham gia đầu tư trước

1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư

Có rất nhiều loại nguồn vốn cùng tham gia một dự án như nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn được trợ cấp … Cán bộ thẩm định cần phải phân tích về cơ cấu vốn, điều kiện đi kèm và chi phí sử dụng từng loại nguồn vốn để từ đó có thể đánh gía hiệu quả tài chính của dự án. Phải cân đối giữa nhu

cầu vốn đầu tư với với khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để có thể đánh giá tính khả thi của dự án

1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 1.3.7.1 Cơ sở để tính toán

Khi thẩm định dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định thừơng sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra đựơc tính vững chắc của dự án đầu tư khi có một số các yếu tố trong dự án thay đổi

Những chỉ tiêu như chi phí vốn, chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu, chi phí sữa chữa tài sản cố định, nợ phải trả, khấu hao tài sản cố định sẽ đựoc tính dựa vào những đánh giá về độ khả thi của cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn nói chung

Còn đối với các chỉ tiêu như doanh thu dự kiến hằng năm, mức huy động công suất so với công suất thiết kế sẽ đựoc các cán bộ thẩm dịnh đánh giá dựa vào khía cạnh thị trường, phưong án và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của dự án

Với các chỉ tiêu như tổng chi phí trực tiếp của dự án, giá thành của sản phẩm sẽ đựơc cán bộ thẩm định tính toán dựa vào những đánh giá phân tích về những đặc điểm của dây chuyền công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm dự án

Với chỉ tiêu như nhu cầu và chi phí vốn lưu động trong từng năm sẽ đựoc xác định dựa vào mức vốn tự có của chủ đầu tư và tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án

1.3.7.2.Phương pháp tính toán

Để xác định đựoc hiệu quả của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án thì việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án là rất cần thiết, việc đánh giá này đựoc chia làm 2 nhóm gồm các chỉ tiêu cần tính toán

Nhóm 1 gồm các chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án, trong những chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có NPV, ROE, IRR

Nhóm thứ hai gồm có các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, các chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có : chỉ tiêu về đánh gí khả năng trả nợ của dự án DSCR, nguồn dùng để trả nợ hàng năm và thời gian cần thiết để trả nợ vốn vay

Tuy nhiên cán bộ thẩm định cần xem xét từng từng dự án cụ thể trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt để tiến hành tính toán cụ thể một số các chỉ tiêu khác như :khả năng đổi mới công nghệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng tái tạo đồng ngoại tệ…

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐINH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH 3 (Trang 37 -39 )

×