2. Số giáo viên tiểu
2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục – đào tạo Việt Nam:
NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM:
2.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục – đào tạoViệt Nam: Việt Nam:
Phải tuyển chọn và đào tạo ra một lực lượng thầy, cô giáo theo quan điểm mới. Nghĩa là đào tạo ra một lớp thầy cô giỏi chuyên môn, có nhân cách, đạo đức tốt và có đời sống vật chất đảm bảo ở mức cao so với các ngành nghề khác trong xã hội để người thầy chỉ chuyên tâm vào mỗi việc giảng dạy sao cho thật tốt, không bao giờ có ý nghĩ phải tổ chức dạy thêm để kiếm tiền, dù ở bất kỳ hình thức nào.
Chương trình và hệ thống sách giáo khoa phải "Rất chuẩn", coi đây là pháp lệnh giáo dục mà các thầy cô giáo ở mọi cấp học phải tuân theo, không đưa thêm bất kỳ một tài liệu nào khác vào chương trình mà chưa được Bộ GD&ĐT cho phép.
Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên đại học, cao đẳng để đạt định mức quy định về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên đối với các trường đại học, cao đẳng, các nhóm ngành nghề đào tạo;
- Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học, cao đẳng (kể cả ở các trường công lập và tư thục). Triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ để bổ sung và nâng cao chất lượng giảng viên đại học, cao đẳng;
- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc đối với giảng viên đại học, cao đẳng; - Xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giảng viên đại học, cao đẳng;
- Ban hành chính sách thu hút, sử dụng các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng;
- Đổi mới công tác đánh giá giảng viên đại học, cao đẳng, thông qua nhiều hình thức và gắn với sinh viên;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học dành riêng cho các vùng khó khăn
Tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người được tham gia học tập, nhưng chất lượng đòi hỏi phải cao. Đề thi phải bao hàm tất cả nội dung học tập, có độ khó nhất định đòi hỏi học sinh phải nỗ lực. Tỷ lệ sàng lọc cao dần theo các cấp học: Cấp I (Tiểu học) chỉ cần 90% chuyển cấp, cấp II (THCS) 80%, cấp III (THPT) 70% và chỉ 50-60% vào đại học. Đại học trở lên cốt ở đào tạo tài năng chứ không cần số lượng. Số học sinh không lên lớp, chuyển cấp phải tự học lại cho có kiến thức chờ kỳ thi năm tới.
Quản lí giáo dục cần tinh giản gọn nhẹ mà hiệu quả hơn, hoạt động chủ yếu dựa vào pháp lệnh. Các trường phải làm đúng chức năng của mình. Nhà quản lí cấp Bộ, tỉnh chỉ việc lên kế hoạch thanh tra (không báo trước) để đánh giá năng lực tổ chức quản lí của các trường, đánh giá nghiêm khắc, khách quan về chuyên môn của giáo viên, sẵn sàng loại bỏ những người không làm tốt chức năng của mình, người có cuộc sống bê tha, mất uy tín trước học sinh và phụ huynh... Đồng thời khen thưởng xứng đáng những giáo viên có nhiều thành tích, có nhiều sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, có uy tín trong xã hội.
đỗ nhiều hay ít không nên quy kết vào trách nhiệm của giáo viên, nhà trường. Vì vậy, nên đoạn tuyệt cái bệnh thành tích do việc "giao chỉ tiêu" phấn đấu gây nên. Thầy dạy hết mình thì trò cũng phải học hết mình. Thầy có làm tốt nhiệm vụ của mình hay không thì đã có Thanh tra ngành đánh giá, còn học sinh thi đỗ hay không là do nỗ lực của học sinh và kết quả thi mang lại, phải tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho nhà trường hay giáo viên.
Cấm tuyệt đối mọi loại hình dạy thêm, học thêm. Mấy năm gần đây, thủ khoa của các trường đại học trong mùa tuyển sinh không phải là học sinh ở các thành phố, trung tâm giáo dục lớn, mà rất nhiều ở nông thôn - nơi không có hiện tượng dạy-học thêm tràn lan, phổ biến (Thanh Hoá, Ninh Bình, Quảng Ngãi,…).