Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam –chi nhánh Hà Nội (Trang 43 - 48)

I. Doanh số cho vay 234,38 100 391,00 100 700,27 100 156,62 309,

2.2.1.3. Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB

Nguồn thông tin cùng với những quy định cho vay và những chính sách của nhà nước được coi như là căn cứ để tiến hành phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng của SB khi phân tích tín dụng đã sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin từ trực tiếp người vay, từ cơ quan chủ quản, từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ các ngân hàng bạn khác.

a.Nguồn thông tin trực tiếp từ người vay

Hồ sơ vay vốn là căn cứ để nhân viên thẩm định tín dụng tiến hành phân tích tín dụng. Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SB phải có đầy đủ những hồ sơ trong quy trình nghiệp vụ cho vay của SB. Tuỳ từng loại khách hàng, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay có thể chia thành:

- Hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tới SB những giấy tờ:

• Hồ sơ pháp lý: gồm các thủ tục liên quan đến tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của khách hàng.

• Hồ sơ tài chính: gồm kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính kỳ trước, báo cáo nhanh tình hình tài chính, báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng hoặc chuyên đề về sản xuất kinh doanh (nếu có)

• Hồ sơ vay vốn: theo quy định của SB bao gồm:

Đối với mỗi loại hình vay vốn như vay trung và dài hạn phục vụ dự án đầu tư, vay bằng ngoại tệ SB có yêu cầu bổ sung các báo cáo và thông tin khác. Hồ sơ vay vốn chung bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, trả nợ hoặc dự án đầu tư, các hồ sơ, chứng từ chứng minh cho phương án và đối tượng vay vốn.

Bao gồm thông tin lưu trữ, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin từ các bộ, ngành chủ quản.

Nhìn chung, nguồn thông tin và khai thác thông tin phục vụ công tác tín dụng tại SB đã được hình thành về mặt cơ bản, xong chất lượng thông tin cũng như công tác lưu trữ và quản lý thông tin chưa được tốt và chặt chẽ, khoa học. Để có thể có được nguồn thông tin đầy đủ đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có những biện pháp toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong các thông tin SB sử dụng để thực hiện phân tích tín dụng nguồn thông tin đang được sử dụng phổ biến nhất là nhận được từ khách hàng vay. Khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, chuyên viên tín dụng cũng nhận đồng thời toàn bộ hồ sơ từ khách hàng đó bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính. Tất cả những tài liệu đó chỉ có sự xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác mà chưa qua bất kỳ một cơ quan kiểm toán nào để khẳng định lại điều đó. SB tiếp cận thực hiện kiểm chứng thông tin thông qua việc Chuyên viên tín dụng trực tiếp kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, đánh giá về những cơ sở vật chất của khách hàng thông qua thực tế mắt thấy tai nghe. Khẳng định lại những thông tin khách hàng cung cấp có hợp lý hay không và mức độ hợp lý đó có chấp nhận được không.

SB sử dụng việc khai thác thông tin từ Trung tâm tín dụng để kiểm tra xem khách hàng còn quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng nào khác trong thời điểm yêu cầu tài trợ. Nguồn thông tin khai thác từ các bộ, ngành qua các cơ quan báo chí, các tạp chí chuyên ngành và các chính sách của nhà nước cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

2.2.1.4.Nội dung phân tích tín dụng tại SB

Phân tích tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên thẩm định tín dụng, trong quá trình phân tích họ đã sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phương pháp hệ số và phương pháp chấm điểm. Việc phân tích được thực hiện theo từng loại khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp và theo các biểu mẫu thống nhất do Hội sở SB qui định.

Trong các mẫu biểu này, các yếu tố tài chính và phi tài chính được xem xét một cách cụ thể

a.Các yếu tố phi tài chính

- Uy tín của khách hàng vay: Đây không được coi là chỉ tiêu chính thức trong tờ trình, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua những xem xét ban đầu như trình độ học vấn, quan hệ xã hội của khách hàng.

- Năng lực pháp lý của khách hàng: được đánh giá thông qua năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định từng đối tượng khách hàng.

- Điều kiện môi trường: Đây là nội dung rất quan trọng trong tờ trình tín dụng. Chỉ tiêu này xem xét và đánh giá sản phẩm dịch vụ của khách hàng, thị trường của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của thị trường và đánh giá thị phần của khách hàng trên thị trường đó.

- Các yếu tố khác bao gồm những đánh giá về nguồn nhân lực, trình độ học vấn của nguồn nhân lực, khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo….

Trong tờ trình tín dụng của SB các yếu tố đều yêu cầu được thể hiện rõ và đầy đủ, đó là những nhận xét và đánh giá của cán bộ kinh doanh về khách hàng, về thị trường, về môi trường dựa trên những thông tin thu thập được.

b.Các yếu tố tài chính:tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân, các yếu tố này được thẩm định theo những tiêu thức khác nhau

- Thẩm định khả năng tài chính

+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Thông qua các báo cáo tài chính, khả năng tài chính của khách hàng vay được xem xét gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả các tổ chức và cá nhân, tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị), tài sản lưu động (tiền mặt, giá trị vật tư, hàng hoá, các khoản phải thu), các khoản đầu tư.

Kết quả kinh doanh bao gồm: doanh thu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận ròng.

+ Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: khả năng tài chính của họ thể hiện thông qua thu nhập hàng tháng, hàng năm, các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp…

Sau khi thẩm định các nội dung, đối chiếu theo các quy định của ngân hàng và các chính sách kinh tế, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng.

Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được thực hiện trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi từ những phân tích chung về tình hình tài chính của khách hàng tới việc tính toán các chỉ tiêu và thực hiện so sánh để thấy rõ sự phát triển của khách hàng.

Chỉ tiêu tài chính SB coi trọng là các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của khách hàng. Sự tính toán và so sánh đó mới dừng lại ở khách hàng trong các năm mà chưa mở rộng so sánh với sự phát triển của ngành, lĩnh vực hay một nhóm khách hàng hoạt động trên cùng lĩnh vực kinh doanh.

- Thẩm định phương án, dự án vay vốn

Đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác và cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp, ngân hàng tiến hành thẩm định phương án vay vốn về các mặt sau: Mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn, vòng quay vốn lưu động dự kiến, lượng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, hiệu quả kinh tế của phương án, khả năng trả nợ, khả năng thực hiện phương án.

Trên cơ sở phương án vay vốn của khách hàng, SB sẽ tính toán và dự tính được nhu cầu tài chính của phương án để xem xét mức vốn khách hàng đề nghị vay là phù hợp hay không. SB sẽ tiếp tục xem xét khách hàng sử dụng nguồn nào để trả nợ ngân hàng và xem xét đến hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở những tính toán nếu thực hiện dự án sẽ mang lại cho doanh nghiệp những nguồn thu nhập như thế nào và là bao nhiêu, có lãi hay không.

Phương án vay vốn là một trong những vấn đề mà SB rất quan tâm trong hồ sơ vay vốn của khách hàng. SB quan niệm không lấy việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo làm cơ sở để chấp nhận tài trợ mà lấy sự phát triển của khách hàng để ra quyết định tài trợ của mình.

Đối với cho vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, thẩm định dự án vay vốn trên các mặt:

+ Cơ sở pháp lý của dự án: hồ sơ dự án, tính hợp pháp của hồ sơ dự án

+ Tình hình tài chính của dự án: Xác định tổng mức đầu tư cho dự án, nguồn vốn đầu tư cho dự án, bao nhiêu là vốn tự có, bao nhiêu là vốn vay, kế hoạch vay và trả nợ nguồn vốn vay đó.

+ Hiệu quả của dự án đầu tư: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của dự án.

+ Tính khả thi của dự án: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của dự án.

Việc thẩm định dự án là bài toán đối với SB, khác với các phương án vay vốn, dự án là độc lập với khả năng tài chính và những quy định về pháp luật riêng. Để đọc và hiểu dự án đầu tư không phải cán bộ kinh doanh nào cũng thực hiện được. Dự án có các thông số kỹ thuật mà để hiểu được nó yêu cầu phải đoc được nó, tài chính dự án với giá trị lớn và rất phức tạp, khó khăn trong việc bóc tách và tính toán trong các chỉ tiêu. Hiện tại, ở SB chỉ có một số cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và thâm niên thực hiện thẩm định dự án đầu tư.

Đối với các dự án lớn, SB thường kêu gọi đồng tài trợ để giảm rủi ro và thực hiện tiếp cận dần với mảng kinh doanh rất lớn và hiệu quả này.

c. Biện pháp bảo đảm tiền vay:

Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các văn bản của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của SB.

Bảo đảm tiền vay tại SB thực hiện theo văn bản 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được toàn quyền lựa chọn quyết định việc cho vay có tài sản bảo đảm hay không theo quy định. Nguyên tắc của 178 là “Tổ chức tín dụng có quyền chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Nghị định này và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình”

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: khách hàng thực hiện cầm cố, thế chấp tài sản của mình hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay.

Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản: Ngân hàng lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện theo tinh thần nghị định 178 :”có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, có dự án và phương án kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ, nếu là doanh nghiệp thì phải làm ăn có lãi trong hai năm liền kề.

SB thực hiện cho vay được đảm bảo bằng tài sản trước hết để phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho vay trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán.

Hầu hết các món vay của SB đều được đảm bảo bằng tài sản. Các khoản vay áp dụng cho khách hàng cá nhân được đảm bảo 100% có tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng hoặc bên bảo lãnh tại Ngân hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, SB thực hiện đảm bảo bằng tài sản của chủ doanh nghiệp như Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, xe ôtô, bằng bảo lãnh của Bên thứ ba,…. Với hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay luân chuyển, SB thực hiện đảm bảo bằng tài sản được hình

thành từ vốn vay. Đây chính là hình thức tín chấp và do nhu cầu của doanh nghiệp càng tăng nên hình thức này ngày càng được phổ biến ở SB.

2.2.2.Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội qua quá trình phân tích tín dụng với khách hàng tiêu biểu

Dưới đây là việc phân tích tín dụng đối với món vay trung hạn của Công ty cổ phần Sân Gôn Ngôi sao Chí Linh, một trong những khách hàng lớn và uy tín tại SB – Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam –chi nhánh Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w