Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thờ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (Trang 45 - 50)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH

4.Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thờ

gian qua

Trong công tác đào tạo nghề: Mạng lưới dạy nghề tuy có phát triển, nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 55 cơ sở dạy nghề, bao gồm 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 29 cơ sở dạy nghề khác, nhìn chung với một tỉnh có dân số đông và diện tích rộng như Vĩnh Phúc thì mạng lưới dạy nghề còn thiếu so với yêu cấu thực tế.

Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề dài hạn. Đến năm 2008, số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 8700 người, chỉ chiếm 26,8% tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề; số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 4712 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,5% trong tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề( bảng 2.1).

Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chưa được đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu do tổng số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu, đến năm 2008 tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này mới là 7,1 tỷ đồng. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với yêu cầu bởi hầu hết các trang thiết bị dạy và học nghề có giá trị lớn.

Do hầu hết các học viên nghề xuất phát từ những lao động phổ thông có trình độ thấp. Họ là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chưa được phổ cập giáo dục, do đó họ chưa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế.

Các học viên nghề hầu hết xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học nghề do người lao động phải đóng lại có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến số lao động được đào tạo nghề của tỉnh, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà tuyển dụng do không đáp ứng yêu cầu công việc hay nói khác nó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, học viên học nghề chỉ phải đóng góp 2,5 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007, số kinh phí phải đóng của học viên đã tăng lên 3,8 tỷ đồng.

Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực.

Công tác xuất khẩu lao động chưa hiệu quả, số lao động đi xuất khẩu lao động đạt thấp, có xu hướng giảm và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2008 giảm 598 người tương đương giảm 36,6% so với năm 2007 và giảm 500 người so với năm 2006 tương đương giảm 32,55%. Và số lao động đi xuất khẩu lao động vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lực lượng lao động, đến năm 2008 tỷ lệ này là 1036/681.000 ( bảng 2.7). Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng với người lao động, một số lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng về tâm lý đối với lao động khác.

Đây là nguyên nhân làm cho số lao động đi xuất khẩu giảm và chưa tương xứng với tiềm năng.

Từ góc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng( tài nguyên đất, rừng, khu du lịch sinh thái, khoáng sản). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2008 ước đạt 14,78 % trong đó khu

vực công nghiệp xây dựng tăng 14,91%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 6,89%, nhưng tiềm năng phát triển của các ngành còn chưa được khai thác hết. Nhiều diện tích đất nông lâm nghiệp còn chưa được sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Ngành công nghiệp vẫn chưa được đầu tư khai thác các tiềm năng sẵn có của tỉnh cũng như tận dụng lợi thế vị trí địa lý thuận lợi. Ngành dịch vụ thương mại du lịch cũng đã phát triển nhưng cung chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng dịch vụ chưa được nhà quản lý quan tâm để ý đến. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lạc hậu chưa được quan tâm xây dựng.

Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khiến diện tích đất canh tác nông nghiệp của nhiều địa phương tại Vĩnh Phúc bị thu hẹp kéo theo bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm. Để có đất mở khu công nghiệp dịch vụ và đô thị Quang Minh, 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp của trên 3,5 ngàn hộ dân thuộc xã này đã bị thu hồi đất. Không còn đất canh tác, người nông dân trong độ tuổi lao động, không có nghề phụ, họ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành nghề kinh tế mất cân đối và tình trạng khó khăn trong giải quyết việc làm choc ho lao động bị thu hồi đất.

Từ góc độ tuyển dụng lao động: Các kênh giao dịch chính thức trên thị trường lao động chưa phát triển: trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm; nên khó khăn trong đưa các thông tin tuyển dụng kịp thời đến người lao động cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm những lao động có trình độ.

Doanh nghiệp chưa cụ thể hóa các nội dung trong tuyển dụng, sử dụng và đánh giá đãi ngộ lao động; người lao động còn thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật lao động.

Đây chính là nguyên nhân làm cho việc gặp gỡ giữa người sử dụng lao động và người lao động gặp nhiều khó khăn, do đó dẫn đến một bộ phận người chưa tìm được việc làm hay nói cách khác nó là một nguyên nhân gây ra tỷ lệ thất nghiệp.

Từ góc độ quản lý:

Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đại diện của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động chưa tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của pháp luật đến các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn còn mỏng, trình độ hạn chế nên chưa tham gia tích cực vào việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh va bảo vệ người lao động. Quản lý đào tạo nghề của cấp ủy Đảng còn nhiều hạn chế.

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật còn hạn chế( chưa bao gồm đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức), chưa rõ vai trò và trách nhiệm của các thiết chế xã hội tham gia thị trường lao động. Nội dung của hệ thống văn bản phám luật chưa đồng bộ, còn nhiều quy định ở những luật khác chưa thống nhất với quy định trong bộ luật lao động, một số văn bản hướng dẫn bộ luật lao động ( về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động…) chưa thực sự hợp lý.

Nguồn vốn cho vay quỹ hỗ trợ việc làm trong giai đoạn qua có xu hướng giảm. Năm 2006 tổng số vốn cho vay là 12 tỷ đồng, đến năm 2008 giảm xuống còn 11,5 tỷ đồng. Tổng số vốn cho vay còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế.

Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động cũng như việc đầu tư mở rộng quy mô các dự án sản

xuất sử dụng thêm lao động. Hay nói cách khác đây chính là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.

Như vậy, trên cơ sở các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 được đưa ra trên đây, tôi sẽ đưa ra một số giải pháp ngắn hạn trong chương III để giải quyết việc làm cho người lao động đến năm 2010.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009-2010

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (Trang 45 - 50)