Kết quả của giải quyết việc là mở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (Trang 39 - 40)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH

2.Kết quả của giải quyết việc là mở Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 2006-2008, Vĩnh Phúc đã tích cực trong công tác giải quyết việc làm và đã đạt được một số kết quả như sau:

Về số lượng lao động: Năm 2006, tổng số lao động được tạo việc làm là 20.064 lao động. Năm 2007, tổng số lao động được tạo việc làm là 22.000 lao động tăng 1936 người so với năm 2006. Năm 2008, tổng số lao động được tạo việc làm là 20.712 lao động, giảm 1.288 lao động so với năm 2007. Nhưng nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008, Vĩnh Phúc đã tạo thêm việc làm cho 648 lao động.

Số lao động được tạo việc làm trong khu vực thương mại, du lịch giai đoạn 2006-2008 tăng lên so với số lao động được tạo việc làm trong khu vực sản xuất bao gồm nông nghiệp và công nghiệp với tỷ lệ 7,65%. Cụ thể số lao động được tạo việc làm trong khu vực thương mại dịch vụ năm 2008 tăng 1703 lao động, trong khu vực sản xuất giảm 1.055 lao động.

Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2008 là 42,3%, tăng 4,7% so năm 2007, và tăng 8,7% trong cả giai đoạn.

Chất lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp khá tốt với trên 50% lao động đã qua đào tạo nghề.

Mức độ ổn định việc làm: Đặc trưng của thị trường lao động tỉnh Vĩnh Phúc gần đây, gần như tất cả lao động có việc làm điều tra đều có việc làm mang tính thường xuyên, công việc của họ thường ổn định. Lao động có tính thời vụ chỉ chiếm rất ít( 0,36). Kết hợp với kết quả thu được về số giờ làm việc bình quân trong tuần của lao động khá cao( 46,8h) ta có thể đánh giá được mức độ ổn định việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá cao.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (Trang 39 - 40)