Các biện pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng TCMN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex) (Trang 61 - 69)

IV. Chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh XK hàng TCMN

2. Các biện pháp thúc đẩy Xuất khẩu hàng TCMN

2.1 Nhóm biện pháp thuộc về phía doanh nghiệp

2.1.1 Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường

Đặc điểm của thị trường tiêu thụ của Haprosimex là thị trường nước ngoài, cho nên nhiều năm qua công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty còn gặp khá nhiều hạn chế cần được khắc phục như: Chưa được tổ chức đồng bộ chặt chẽ, các thông tin thị trường thu thập được còn quá ít,vv... và để khắc phục tình trạng này của công ty cần:

+ Nên trích kinh phí đầu tư thêm cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường.

+ Đào tạo,tuyển dụng những cán bộ thực sự có năng lực ,chuyên môn cao trong nghiên cứu và dự báo thị trường.

+ Các hoạt động nghiên cứu thị trường phải được tổ chức nhiều dưới nhiều hình thức hơn nữa, như là nghiên cứu tài liệu, niên giám thống kê, phỏng vấn khách hàng ở các nước tiêu thụ sản phẩm.

+ Các nguồn thông tin giữa các chi nhánh phải được quản lý chặt chẽ, các đại diện nước ngoài về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, Công ty cần tạo điều kiện cho các chuyên viên viên ra nước ngoài khảo sát tình hình thực tế, thị hiếu người tiêu dùng ở các nước, đây là một hình thức đầu tư tốn kém nhưng không thể thiếu trong thời gian sắp tới.

+ Nếu muốn công việc nghiên cứu thị trường đơn giản hơn thì cần phấn đoạn thị trường cho tường loại sản phẩm, đối với công tác dự báo thị trường thì công ty phải sử dụng triệt để các kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường, ngoài ra phải áp dụng công cụ dự báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường một cách chính xác và hiệu quả nhất.

2.1.2 Kết hợ giữa sản xuất và xuất khẩu

Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nó không chỉ đơn giản là những sản phẩm khác biệt mà ở đây còn là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp. Ví dụ như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không? và các vấn đề hậu cần , các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu có tốt hay không? Nếu như các nhà xuất khẩu đảm bảo được các yếu tố này thì những nhà nhập khẩu sẽ sẵn sàng nhập khẩu sản phẩm của công ty.

2.1.3 Giải quyết các vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng thủ công mỹ nghệ.

Nhà nước và Bộ tài chính cần nghiên cứu để sửa đổi thuế xuất nhập khẩu sao cho phù hợp để tạo điều kiện cho công ty,thực hiện tốt việc xuât nhập khẩu nguyên vật liệu. Nhà nước cũng nên thực hiện chính sách miễn thuế hoàn toàn đối với thuế xuât khẩu trong thời gian tới. Đây sẽ là một nhân tố nâng cao hiệu quả kinh doanh của Haprosimex.

2.1.4 Tiếp tục đổi mới công nghệ một số khâu nhằm tăng sản lượng, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Trong tình hình hiện nay, Haprosimex chưa thể tiến hành đầu tư trực tiếp sản xuất hàng TCMN,mà chủ yếu nguồn hàng được thu gom từ những đơn vị SX nhỏ lẻ, các tư nhân trong nước, Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng của quản trị mua hàng.

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có đặc điểm là phân tán, manh mún vì vậy để có nguồn hàng tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì đòi hỏi công ty phải làm tốt công tác mua hàng và trước mắt là công ty cần nghiên cứu nguồn hàng và cần phải xác định một số vấn đề như sau:

+ Cần phải xác định được chính xác, đầy đủ những nguồn hàng mà công ty đã có quan hệ hay chưa có quan hệ về kinh tế.Muốn nắm chắc được điêu này thì công ty phải nghiên cứu kỹ nhiều yếu tố như tình hình nguyên vật liệu, khả năng quản lý chất lượng, trình độ của các nghệ nhân, thợ thủ công vv.…

+ Các mặt hàng sản xuất,các đơn vị sản xuất cần phải được nghiên cứu chính xác đầy đủ. Bao gồm, nghiên cứu về giá cả, quy cách, phẩm chất,vv... để lựa chọn được những mặt hàng tốt nhất cho nhà cung cấp

+Lập ra các kế hoạch sao cho mua tương xứng với kế hoạch bán, nó được dựa trên các căn cứ vào thị trường bán, thị trường mua và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm vv....

Ngoài ra, để có được những hàng hóa chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh thì với các nhà cung cấp công ty cũng cần có các biện pháp như hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và công nghệ. Trong đó đặc biệt là tư vấn về kỹ thuật, bởi vì hiện nay hầu hết các sản phẩm TCMN của ta còn đơn điệu về kiểu dáng, mẫu mã, mầu sắc vv…mà nếu không được quan tâm tới vấn đề này thì rất khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm của các nước, đặc biệt là sản phẩm đến từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện hợp đồng mua công ty nên cử các chuyên gia trực tiếp đến các cơ sở sản xuất bởi vì trong sản xuất hàng TCMN có những khâu, những công đoạn làm bằng thủ công hoặc không đảm bảo chất lượng hàng cần đổi mới công nghệ như : Công nghệ ngâm, sấy gỗ, nung, vv ... mà thông thường các cơ sở

sản xuất tự mình không đáp ứng được nhu cầu này do hạn chế về mặt tài chính, kỹ thuật và công nghệ.

Tóm lại, nâng cao chất lượng quản trị mua hàng ở công ty chính là một yêu cầu cần thiết để công ty có được các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường, chỉ có như vậy thì công ty mới tạo cho mình uy tín trên thị trường, duy trì và mở rộng được thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm TCMN.

2.1.5 Doanh nghiệp có thể nghiên cứu việc thuê nước ngoài, đặc biệt là Việt Kiều thiết kế mẫu mã.

Hiện nay đa sô mẫu mã của các doanh nghiệp là copy lại của nhau nên sản phẩm không mang tính độc đáo.Vì vậy công ty có thể thuê các nhà thiết kế đặc biệt la Việt Kiều vì họ cũng phần nào hiểu được văn hóa Việt Nam.

2.2 Nhóm biện pháp về phía nhà nước

Để có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng TCMN, theo phương hướng và mục tiêu đã nêu ở trên thì ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách, biện pháp đã có thì đề nghị Nhà nước cho sửa đổi và bổ sung một số chính sách và biên pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc pháp triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ này:

2.2.1 Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ

Chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện nay thì trong sản - xuất kinh doanh nội địa thì các mặt hàng TCMN thuộc ngành nghề truyền thống được ưu đãi cao hơn so với hàng TCMN khác không thuộc các ngành nghề truyền thống. Chính vì vậy đề nghị hàng TCMN thuộc các ngành nghề truyền thống theo quy định, trong trường hợp có xuất khẩu đạt trên 30% giá trị hàng của đơn vị đạt SX-KD, đây là một nội dung được ưu đãi đãi trong danh mục A,

nghĩa là đạt hai nội dung được ưu đãi quy định trong danh mục A thì sẽ cho hưởng mức ưu đãi cao hơn, đó là cho hưởng mức ưu đãi cao hơn mức liền kề

2.2.2 Tạo nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Cần tổ chức và xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu, để cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng XK như nguyên liệu gỗ, mây tre,vv …vì những cơ sở SX này thường không đủ khả năng vốn, về kỹ thuật để đầu tư xây dựng nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu được khai thác và xử lý đúng quy trình công nghệ sẽ đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho nên sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế.

2.2.3 Mở rộng phương thức bán hàng xuất khẩu

Mặt hàng này thường chỉ bán theo từng lô nhỏ, hợp đồng nhỏ , có nhiều khách hàng nước ngoài mà họ mua những lô nhỏ để bán và tìm hiểu thị trường và không muốn mua theo phương thức trả tiền ngay, vv…

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này theo phương thức bán hàng trả chậm, gửi bán hoặc đại lý bán hàng ở nước ngoài, có sự bảo lãnh tín dụng xuất khẩu của Ngân Hàng hoặc đại diên được nhà nước giao phó.

2.2.4 Giảm cước phí vận chuyển và các lệ phí tại cảng, cửa khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Hàng TCMN là những mặt hàng mang đặc điểm cồng kềnh và giá trị của nó không cao. Ví dụ như hàng mây, tre đan, gốm sứ mỹ nghệ,vv…khi xuất khẩu một Container 40 feet chỉ được khoảng 8.000 – 10.000USD theo giá FOB cho nên cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước với sản phẩm này.

2.2.5 Ngoải ra còn đề nghị chính phủ cho sửa đổi và bổ sung một số vấn đề sau:

Sửa đổi, bổ sung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi

Sửa đổi quy định về tiêu chuẩn thưởng đối với xuất khẩu hàng TCMN Xây dựng và hỗ trợ các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Sửa đổi một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.

KẾT LUẬN

Haprosimex Group là doanh nghiệp có bề dày truyền thống, làm ăn hiệu quả và có nhiều thành tích, đó đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế Thủ đô. Bước vào giai đoạn mới, Haprosimex Group sẽ tập trung vào 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đó là: dệt may, thủ công mỹ nghệ và nông sản, phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lấy sản xuất hàng xuất khẩu làm gốc. Trong những năm tới đây, tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động không có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, tuy còn nhiều khú khăn và thách thức ở phía trước nhưng với phương châm “Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu”, Haprosimex Group sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, dần đưa Haprosimex Group trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của Thủ đô, khẳng định vị thế thương hiệu HAPROSIMEX trên thị trường.

Trong thời gian thực tập ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : PGS-TS Phạm Văn Vận và các anh các chị trong công ty Haprosimex. Vì vậy mà em đã có cơ hội được kiểm nghiệm giữa lí thuyết với thực tế và nâng cao lý luận của mình.Qua đó em cố gắng phân tích tình hình xuất khẩu chung của nghành thủ công mỹ nghệ và của riêng công ty từ đó đưa ra "giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội. Song do kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài viết này của em còn nhiều thiếu xót. Em mong được sự chỉ bảo thêm của thầy giáo hướng dẫn và các anh các chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo tổng kết của công ty Haprosimex qua các năm 2004-2008 - Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 2. Website chính thức của Haprosimex Group

http://www.haprosimex.com.vn 3. Các trang báo điện tử

- Haprosimex đón nhận danh hiệu anh hùng lao động

http://www.laodong.com.vn/Home/Haprosimex-don-nhan-danh-hieu- Anh-hung-Lao-dong/200810/108879.laodong

- Haprosimex- Dáng dấp của một tập đoàn kinh tế mạnh của thủ đô http://ktdt.com.vn/print.asp?newsid=100941

- Haprosimex xuất khẩu sang hơn 63 nước và vùng lãnh thổ http://vietnamnet.vn/kinhte/2003/12/39696/

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập tại công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu Tổng Hợp Hà Nội ( Haprosimex ).Anh Vương Xuân Dũng, Sinh viên Lớp Kinh tế Phát triển_ 47BQN đã tích cực tham gia vào các hoạt động của công ty, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn hòa đồng vui vẻ với mọi người và luôn chấp hành tốt mọi nôi quy của Công ty đề ra.

Chúng tôi đã xem đề tài “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội “,của anh và thấy có nhiều thực trạng biện pháp phù hợp với tình hình của công ty hiện nay nên chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ và đưa vào áp dụng tại công ty.

Hà Nội, Ngày 07 Tháng 05 Năm 2009

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex) (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w