0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số chính sách nhằm đẩy mạnh XK hàng TCMN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI ( HAPROSIMEX) (Trang 56 -61 )

IV. Chính sách và biện pháp nhằm đẩy mạnh XK hàng TCMN

1. Một số chính sách nhằm đẩy mạnh XK hàng TCMN

1.1 Chính sách với các làng nghề

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta được sản xuất chủ yếu ở các làng nghề thủ công truyền thống. Chính vì thế để đảm bảo cho nguồn hàng cho xuất khẩu thì nhà nước cần có những chính sách phát triển làng nghề truyền thống một cách hợp lý.

Những năm trở lại đây, do nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường nên đã làm cho các làng nghề truyền thống có sự phân hoá như một số làng nghề phát triển mạnh đó là các nghề như nghề gốm, chế biến gỗ, mây tre, riêng một số làng nghề lại phát triển cầm chừng, thậm chí là chững lại hẳn như nghề đúc đồng, đồ sành vv…, Ngoài ra còn có rất nhiều những làng nghề

gặp khó khăn như nghề giấy gió, gò đồng, vv… và có một số làng nghề thì đang trong quá trình mai một và có khả năng mất đi. Đối với những làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển thì lại gặp phải một số khó khăn như thiếu vốn để hoạt động, cơ sở hạ tầng thì yếu kém, ô nhiễm môi trường,vv…

1.2 Chính sách với các Nghệ nhân

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống cần đặc biệt chú ý đến các nghệ nhân. Bởi họ chính là những người tạo ra các sản phẩm mang tính độc đáo, mẫu mã đẹp.

+ Cần có giải pháp và kế hoạch phát triển đối với các làng nghề TCMN ở các địa phương trong cả nước.

+ Mỗi một làng nghề lại với tư cách là một đơn vị hành chính, một tổ chức kinh doanh có tính tập thể cũng cần được nhà nước hỗ trợ để xử lý một số vấn đề cơ sở hạ tầng, môi trường, vv… nhà nước có thể xem xét phê duyệt cấp vốn đầu tư cho những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, bến bãi, đường điện vv… của các làng nghề có kim ngạch xuất khẩu trên 30% giá trị sản lượng sản phẩm.

+ Riêng với các nghệ nhân và những người thợ có tay nghề cao thì có vai trò rất lớn với nghề và làng nghề thủ công vì vậy nhà nước cần có các chính sách nhằm khuyến khích họ như: Phong tặng danh hiệu ‘nghệ nhân’, danh hiệu ‘bàn tay vàng’ cho những người thợ giỏi,có tay nghề cao, những người có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, phát triển làng nghề và kèm theo đó là các giải thưởng nhằm khuyến khích những người này phát huy hết tài năng của mình. Nhà nước cũng cần có chính sách bồi dưỡng miễn phí các kiến thức về hôi họa, mỹ thuật cho các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi tại các trường mỹ thuật. Ngoài ra cần có chính sách bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp kữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm của họ làm ra.

1.3 Chính sách với dạy nghề thợ thủ công

Ở trong các làng nghề truyền thống thì thợ thủ công thường không học nghề trong các trường lớp như các ngành nghề khác mà chủ yếu được các nghệ nhân, thợ giỏi truyền dạy nghề theo kiểu ‘vừa làm vừa học’. Ngoài ra thì tại các làng nghề như những liệu pháp kỹ thuật, nghệ thuật, bí quyết của nghề thường được các nghệ nhân, thợ cả chỉ truyền dạy cho con cháu từ đời này đến đời sau, rất ít khi tiết lộ ra ngoài, những người này giữ gìn các bí quyết đó với ý thức rất cẩn thận

Nhà nước cần có các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo thợ thủ công truyền thống phù hợp với đặc điểm trên, để thực hiện yêu cầu này có thể áp dụng các chính sách và biện pháp như sau:

+ Mở ra một số trường mỹ thuật chuyên về thực hành là chính ở một số nơi như ở các tỉnh, thành có nhu cầu hoặc có thể mở thêm khoa mỹ thuật thực hành trong các trường mỹ thuật hiện có nhằm đào tạo thợ phổ thông theo phương thức vừa học vừa lao động sản xuất tại các làng nghề, cơ sở sản xuất,vv... Nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần chi phí , cơ sở sản xuất có lao động vừa học vừa làm. Chi phí mà Nhà nước hỗ trợ chủ yếu được sử dụng để trang trải các chi phí về giảng dạy như mời giảng viên và nghệ nhân giảng bài và hướng dẫn thực hành, chi phí thí nghiệm vv....

Nếu nhà nước không mở các rường, lớp như trên thì cũng nên hỗ trợ một phần chi phí từ Quĩ hỗ trợ việc làm, để các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu tự tổ chức việc đào tạo nghề

+Việc đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi cần được Nhà nước hỗ trợ theo cách khác, cụ thể là :

Đối với hững người đã được phong danh hiệu nghệ nhân hoặc những thợ giỏi có trình độ xấp xỉ như những nghệ nhân do địa phương đề nghị, sẽ

được Nhà nước hỗ trợ cho theo học các lớp về bồi dưỡng kiến thức hội hoạ, mỹ thuật, tại các trường mỹ thuật theo chế độ học miễn phí.

Nhà nước cũng nên cử các nghệ nhân, thợ giỏi ra nước ngoài tham quan, khảo sát học hỏi nghề nghiệp theo chế độ miễn phí . Đây có thể coi vừa là quyền lợi của nghệ nhân, vừa là một phương thức đào tạo nâng cao trình độ sáng tạo ,tay nghề cho các nghệ nhân.

1.4 Chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại

Nhằm nâng cao được hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế thì Công ty cần tham gia vào các tổ chức xúc tiến thương mại, thông qua các tổ chức này công ty sẽ phát huy hơn nữa thế mạnh của mình và có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các thông tin thương mại.Cho dù hiện nay hoạt động xúc tiến thương mại của nước ta còn chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trong những năm tới sự phối hợp hoạt động của các thành viên, được sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan và các cơ quan hỗ trợ thương mại thì hoạt động xúc tiến thương mại sẽ có hiệu quả hơn. Cho nên công ty cần tham gia và các tổ chức này với tư cách là một thành viên, muốn như vậy thì công ty cần đào tạo nguồn nhân lực về kỹ năng xúc tiến thương mại, bán hàng.

1.5 Chính sách đối với hàng TCMN xuất khẩu tại chỗ

Hiện nay, một phần không nhỏ hàng TCMN được bán cho khách nước ngoài, trong đó chủ yếu là khách du lịch tại các cửa hàng. Nguồn thu về du lịch quốc tế này của nước ta ngày càng cao thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ cung ứng cho nhu cầu này cũng ngày càng nhiều dưới dạng các đồ lưu niệm, hoặc các vật phẩm tiêu dùng

Cho nên, đề nghị Nhà nước cần chính thức công nhận hàng hoá sản xuất trong nước mà tiêu thụ theo phương thức nêu trên là hàng xuất khẩu tại chỗ và có các chính sách khuyến khích thích hợp, nếu như không áp dụng cho toàn bộ hàng hoá của Việt Nam thì cũng cần áp dụng đối với hàng thủ công

mỹ nghệ, bao gồm cả các mặt hàng dệt thổ cẩm, các sản phẩm từ nguyên liệu dệt thổ cẩm…. của đồng bào các dân tộc ở các vùng núi cao..

Như vậy hàng xuất khẩu tại chỗ cũng được hưởng mức thuế giá trị gia tăng là 0% , do đó được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào.

Dựa trên cơ sở chủ trương của Chính phủ thì Bộ công thương và Bộ tài chính sẽ quy định và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức bán hàng, hạch toán và kê khai, đảm bảo chính sách khuyến khích được áp dụng đúng người, đúng việc, đúng sản phẩm bán ra.

1.6 Chính sách khuyến khích và ưu đãi trong việc sản xuất kinh doanh của vùng dân tộc miền núi.

Hàng thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc miền núi vùng cao, đặc biệt là việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho xuất khẩu, thì ngoài việc được hưởng những chính sách khuyến khích ưu đãi theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định khác, thì vùng này ngoài được hưởng những ưu đãi trong XK tại chỗ như đề nghị vừa nêu ở trên, thì còn được hưởng thêm một số ưu đãi theo đề nghị sau đây:

+ Nếu như những dự án đầu tư thành lập mới hoặc mở rộng cơ sở SXKD, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ,thì sẽ được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của Luật khuyến khích đầu tư trong nước như tiền thuê đất , thuế thu nhập doanh nghiệp.vv...

+ Còn nếu như cơ sở SXKD, có dự án nêu trên phải nhập khẩu một phần nguyên vật liệu cho SX hàng thủ công mỹ nghệ mà các nguyên vật liệu đó trong nước chưa sản xuất được thì sẽ được miễn thuế NK trong suốt quá trình thực hiện dự án .

+ Mặt hàng thủ công mỹ nghệ XK của các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa mới nêu trên sẽ được xét thưởng xuất khẩu nếu như đạt được 50% mức

quy định của từng tiêu chuẩn xét thưởng hiện nay. Tuy nhiên, riêng tiêu chuẩn về chất lượng hàng XK thì thưởng theo quy định hiện hành .

+ Nếu các cơ sở sản xuất kinh doanh nêu trên tham gia các hội chợ triển lãm ở nưóc ngoài thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí như : Thuê gian hàng trưng bày thông qua các Công ty, các đơn vị tổ chức việc tham gia hội chợ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI ( HAPROSIMEX) (Trang 56 -61 )

×