Tình hình kinh tế quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex) (Trang 47 - 50)

1. Tình hình kinh tế quốc tế

Bối cảnh kinh tế quốc tế

Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới đang phải chịu tác động bởi ba nhân tố chính, bao gồm:

- Môi trường kinh doanh quốc tế : Môi trường kinh doanh quốc tế hiện đang bị tác động xấu bởi cuộc khủng hoảng tài chính và các rủi ro có tính chất hệ thống khác. Xét về nhiều khía cạnh, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự đình trệ kinh tế của khu vực cùng với cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng các nước, đặc biệt là tới những nước mới chuyển sang hay chuẩn bị chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Thị trường vốn: Thị trường vốn đầu tư quốc tế không hoàn thiện, quá trình tích tụ vốn trên thị trường tài chính thế giới đã làm tăng vọt các dòng vốn đầu tư trong thời gian kinh tế tăng trưởng và ổn định trong một thời gian dài.

- Hệ thống tài chính :Hệ thống tài chính yếu kém hiện đang trở thành một cản trở nghiêm trọng làm một số nước dễ bị tác động mạnh bởi khủng hoảng tài chính của một số nước hoặc khu vực. Tuy vậy nền tài chính cũng được quốc tế hoá mạnh mẽ bởi quốc tế hoá nền tài chính sẽ thúc đẩy trở lại quốc tế hoá” thương mại và sản xuất”.

Bối cảnh ‘thương mại quốc tế’ không nằm ngoài bối cảnh của ‘kinh tế thế giới’, trong giai đoạn của chuyển giao thế kỷ đã và đang xảy ra những biến động lớn nhưng thương mại quốc tế vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cơ sở quốc tế hoá nền ‘kinh tế thế giới’.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tốc độ tăng trưởng sản xuất và tăng trưởng kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế đã phát triển đến giai đoạn mới với đỉnh cao là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngoài ra còn có các hiệp định song phương giữa các nước, vv… Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, trong những thập niên tới tăng trưởng thương mại cao gấp khoảng 2 lần tăng trưởng kinh tế thế giới.

Cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế, được mở rộng phạm vi lớn hơn, không chỉ bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm của công nghiệp truyền thống, sản phẩm nông nghiệp sơ chế mà nó còn bao gồm cả sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ dịch vụ, ngoại tệ, cổ phiếu chứng khoán…. với giá trị trao đổi sản phẩm vô hình ngày càng được tăng lên.

Cơ cấu thương mại : Cơ cấu thương mại của khu vực thương mại quốc tế cũng có sự thay đổi, cho dù những hoạt động thương mại quốc tế được bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát triển nhưng trong những năm gần đây thì thương mại quốc tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đều gia tăng với tốc độ cao.

Bên cạnh đó, hiện nay bối cảnh kinh tế của Châu Á nói chung, của khu vực ASEAN nói riêng, cũng đang diễn biến cùng với bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, tuy nhiên nó cũng mang những nét đặc trưng riêng mà nước ta cũng là quốc gia nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng chung đó.

Việc tham gia vào các tổ chức này, sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt nam. Các doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất khẩu các sản phẩm của mình vào trong khối kinh tế và tận dụng được ngoại lực để phát huy nội lực nhằm đẩy mạnh nhanh sự nghiệp CNH-HĐH Đất nước. Mặc dù vậy, họ cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn từ thị trường thị trường trong nước cũng như tại các nước trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu chung của kinh tế Việt Nam và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.

2. Tình hình kinh tế trong nước

Nhìn chung, kinh tế Việt nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã có những bước tiến bộ đáng kể, đó là cơ cấu của nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã tăng tỷ trọng của các mặt hàng đã qua chế biến,vv…. Về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đã phát triển thêm một bước, đặc biệt là ở các vùng trọng điểm. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tương đối đông và có trình độ, nên nó là tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng và sáng tạo khoa học công nghệ, xây dựng nền tảng cho quá trình CNH-HĐH Đất nước.

Thương mại chính là ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tình hình hoạt động thương mại ở Việt Nam trong những năm qua diễn ra trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Cụ thể đó là:

- Các doanh nghiệp của nước ta hội nhập vào nền kinh tế- thương mại thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế đã được xác lập, thị trường thế giới đã được phân chia tương đối ổn định, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất non trẻ đã phải tham gia vào cuộc cạnh với các tập đoàn đa

quốc gia vv ... từ đó dẫn đến sự cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém ở thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

- Do có tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ, bao gồm cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu, mặt khác nguồn vốn kinh doanh đã thiếu lại sử dụng chưa có hiệu quả ở số nhiều các doanh nghiệp Việt Nam.

- Các hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt luôn gặp phải những khó khăn trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, những nạn tham nhũng , buôn lậu, vv...

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thông thoáng hơn và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.Việc này đã dẫn đến tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp tranh giành mua và bán, cạnh tranh quyết liệt để dành lấy thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w