C LỤ
4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
4.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
4.1.1 Khối lượng vốn đầu tư phát triển
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của công ty qua các năm được thể hiện qua bảng thống kê như sau:
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện 3.018 5.547 7.227 18.994 24..089 28.012 Tốc độ tăng định gốc - 183,79% 239,45% 629.27% 1798.08% 928.04% Tốc độ tăng liên hoàn - 183.79% 130.28% 262.78% 126.82% 116.28%
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán và phòng sản xuất
Khối lượng vốn đầu tư phát triển là tổng số tiền đã chi dùng để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, công tác cho chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được gi trong dự án đầu tư được duyệt.
Đối với các công cuộc đầu tư có quy mô vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho tâng hoạt động hoặc tầng dai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Ví dụ, vốn đã chi cho giai đoạn xây dựng móng đã xong của tầng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình, vốn đã chi để mua sắm thiết bị không cần lắp đặt nhập kho, vốn đã chi để mua sắm thiết bị, máy móc cần lắp đặt bàn giao….
Chi tiết về vốn đầu tư thực hiện có thể xem ở phần phụ lục về vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động.
4.1.2 Tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động chính là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Các tài sản cố định được huy động là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Đối với công ty, chúng chính là toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.
Bảng 11: Giá trị tài sản cố định huy động của công ty qua các năm Đơn vị: Triệu Đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ huy động 2.850 3.010 4.567 8.194 9.680 10.655 Tốc độ tăng định gốc - 105.61% 160.24% 287.5% 339.64% 373.85% Tốc độ tăng liên hoàn - 105.61% 151.72% 179.42% 118.13% 110.07%
Nguồn:Được tự tính toán theo số liệu phòng kế toán và phòng sản xuất
Qua bảng thống kê ta thấy tài sản cố định huy động của công ty có xu hướng tăng nhưng không đồng đều . Từ năm 2003- 2005 thì tài sản cố định của công ty tăng nhẹ cho thấy công ty đang mạnh dạn thử trong việc đầu tư cải tiến thiết bị máy móc .vào tải sản cố định để cải tiến và nâng cao chất lượng và năng suất làm việc của công ty . từ năm 2006 - 2008 thì công ty đã mạnh dạn đầu tư mạnh vào tài sản cố dịnh sau khi nhận thấy hiệu quả đạt được và trong cũng trong giai đoạn này công ty đang ngày càng phát triển và đang cố gắng nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước . Hơn nữa là giai đoạn công ty đang đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty xây dựng công nghiệp mạnh nhất miền trung nên công ty đã có nhiều bước mạnh dạn mới.
4.2 Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
Là một doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất - kinh doanh nên mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận. vì thế hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty được chia làm hai nhóm là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
4.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính
4.2.1.1. Bảng So sánh doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư Bảng 12: Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện 3.018 3.547 4.227 8.994 9..089 11.012 Doanh thu 2.674 3.151 3.868 5.878 7.535 9.139 Doanh thu tăng thêm 0.477 0.717 2.01 1.657 1.604 ΔDoanh thu Vốn đầu tư 0.13447 0.16962 0.22348 0.18231 0.14566
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán
Qua bản trên ta thấy nếu xét về lượng tăng tuyệt đối, ta thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ hoạt động xây dựng sản xuất của công ty ngành càng được phát triển. Đặc biệt, ta thấy năm 2006 so với 2005 doanh thu đã tăng gấp hơn 2,8 lần.
Về tỷ lệ doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư, ý nghĩa của chỉ số này là phản ánh mức độ hiệu quả của một đồng vốn đầu tư tăng thêm tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.. Ta thấy trong các năm 2003 – 2005, tỷ số này khá cao . Điều này có thể giải thích bằng một số lý do:
- Vốn đầu tư ban đầu không chỉ phát huy tác dụng trong năm 2003 mà còn phát huy tác dụng trong nhiều năm tiếp theo.
- Trong doanh thu đó thì chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn, do vậy khi nhu cầu sản xuất tăng sẽ làm tăng nguyên vật liệu đầu vào sẽ làm cho doanh thu tăng theo.
- …
Trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống khá thấp, trong đó năm 2007 chỉ là 0,14. Điều này chưa thể kết luận rằng đầu tư trong 2 năm này kém hiệu quả mà nó được giải thích là do độ trễ của đầu tư, đồng vốn đầu tư bỏ ra trong năm đó chưa phát huy tác dụng hết ngay trong năm đó mà phát huy tác dụng trong nhiều năm tiếp theo. Doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, thể hiện sức sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hoá ngày càng tốt hơn.
4.2.1.2. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư
Bảng 13: Lợi nhuận tăng thêm và vốn đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 3.018 3.547 4.827 8.994 9..089 11.012 Lợi nhuận 874 1.258 3.786 5.076 6.835 9.539 Lợi nhuận tăng thêm 0.384 2.528 1.29 1.759 2.704 ΔLợi nhuận Vốn đầu tư 0.10826 0.52372 0.14343 0.19353 0.24555
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm. Vì năm 2003 công ty mới bắt đầu mạnh dạn triển khai đầu tư chiều sâu nên lợi nhuận còn thấp, do vậy ta không đem so sánh với các năm còn lại. Năm 2004, lợi nhuận đạt hơn 1 tỷ thì đây là một con số khởi đầu khá ấn tượng . Và đến năm 2008 lợi nhuận đã gần gấp 7 lần năm 2003. Tỷ lệ ΔLợi nhuận/Vốn đầu tư cho ta thấy 1 đồng vốn đầu tư bỏ ra công ty đã thu lại được từ 0.1 – 0,5 đồng lợi nhuận..
4.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội4.2.2.1. Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm 4.2.2.1. Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm
Bảng 14: Tình hình đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty
Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Đóng góp vào ngân sách 181 484 572 1.158 1.563 2.348 Tốc độ tăng định gốc - 266.47% 314.78% 637.53% 860.43% 1292.38% Tốc độ tăng liên hoàn - 266.47% 118.129% 202.53% 134.96% 150.20%
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán
Hàng năm, công ty luôn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, không có hiện tượng nộp thuế chậm. Ta thấy đóng góp vào ngân sách của công ty có xu hướng tăng nhanh không đều. Những năm công ty đóng góp vào ngân sách nhiều nhất là 2006, 2007 và 2008. Theo kết quả phỏng vấn thì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước của công ty là thuế nhập khẩu đa phần là phương tiện máy móc thiết bị . Điển hình đó là năm 2006, công ty đã đóng góp vào ngân sách 1.158 triệu đồng, trong đó hơn 800 triệu đồng là tiền thuế nhập khẩu.
So sánh mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm so với tổng vốn đầu tư trong kỳ nghiên cứu, ta có kết quả như sau:
Đơn vị: Triệu Đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư 3.018 3.547 4.827 8.994 9..089 11.012 Nộp ngân sách 181 484 572 1.158 1.563 2.348 ΔNgân sách 303 88 586.510 405.067 784.933 ΔNgân sách Vốn đầu tư 0.05453 0.01214 0.03087 0.01681 0.02802
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán 4.2.2.2. Tiền lương của người lao động tăng thêm
Trong thời gian hoạt động công ty luôn cố gắng nâng cao mức sống cho lao động trong công ty. Sự quan tâm của công ty đối với người lao động được thể hiện qua bảng tiền lương trong công ty nhu sau:
Bảng 16: Tình hình tiền lương tại công ty
Đơn vị: 1.000đ/người/tháng Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mức lương bình quân 600 600 650 700 800 925 Mức lương tối thiểu 300 400 450 550 700 750 Mức lương tối đa 1.100 1.100 1.200 1.350 1.400 1.650
Như vậy tiền lương bình quân của người lao động trong công ty liên tục được tăng trong các năm qua và chưa bao giờ bị giảm. Nếu như năm 2002 và 2003 thu nhập bình quân chỉ là 600 nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2007 đã lên 925 nghìn đồng/người/tháng, tức là tăng hơn 1,5 lần. Mức lương tối thiểu có sự cải thiện mạnh nhất, từ 300 nghìn đồng/người/tháng năm 2002 đã tăng lên 750 nghìn đồng/người/tháng vào năm 2007, tức là tăng 2,5 lần. Mức lương tối đa cũng tăng liên tục từ 1.1 triệu đồng/người/tháng năm 2002 lên 1,650 triệu đồng/người/tháng vào năm 2007, tức là tăng 1,5 lần
4.2.2.3. Số chỗ việc làm tăng thêm
Số lao động trong công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Bảng 17: Tình hình gia tăng số lượng lao động trong công ty
Đơn vị: người
Năm 1991 1994 1997 2000 2003 2008
Số lượng lao động 22 89 146 207 245 300 Lượng tăng tuyệt
đối 67 57 61 38 55 Tốc độ tăng định gốc - 404.54% 663.63% 940.90% 1113.63 % 1363.6% Tốc độ tăng liên hoàn - 404.54% 164.04% 141.78% 118.35% 122.44%
Nguồn: tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán và phòng kế hoạch – tổng hợp
Nếu như năm 1991 công ty mới chỉ có 22 lao động thì đến hết năm 2006 số lao động đã tăng lên 300 người, tức là gấp hơn 13,5 lần. Tốc độ tăng hàng năm luôn duy trì ở mức 15% – 40%.
Về tốc độ tăng tuyệt đối của số lượng lao động, ta thấy hai móc năm 1994 và 2000 công ty có số lao động tăng lên nhiều nhất, mỗi năm hơn 60 lao động. Đây cũng là 2 giai đoạn công ty tiến hành đầu tư nhiều nhất từ lúc thành lập.
4.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty
4.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Trong thời gian sản xuất kinh doanh hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã có sự gia tăng về quy mô đáng kể, quy mô vốn đầu tư đã tăng lên rất nhiều. Tính cả tổng quan cũng như tính cho từng nội dung đầu tư như: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing và đầu tư cho các hoạt động khác. Vốn đầu tư thực hiện cả thời kỳ 1991 – 2007 đã đạt 56.879 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho tài sản cố định chiếm 84.830%, đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm 6,820% và đầu tư phát triển khác chiếm 8.35%. So sánh giữa năm 2007 và 2002, ta thấy rằng tổng vốn đầu tư tăng gấp gần 10 lần, trong đó đầu tư cho tài sản cố định tăng gấp 6.7 lần; đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng gấp hơn 6 lần và đầu tư cho hoạt động marketing tăng gấp 23 lần.
Thứ hai, hoạt động đầu tư trong thời gian vừa qua đã tạo ra một cơ sở vật chất tương đối lớn để công ty tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nếu như năm 1991, công ty phải đi thuê một mặt bằng xưởng cũ kỹ ở để tiến hành sản xuất thì đến hết năm 2007 công ty đã có hai hệ thống nhà xưởng lớn, bao gồm bốn xưởng rộng 1.000 m2. Công ty cũng đã có một showroom trưng bày sản phẩm để giới thiệu với khách hàng. Về máy móc thiết bị sản xuất, hiện tại công ty đã có 45 chiếc máy, hệ thống máy với đa dạng nguồn gốc xuất xứ như Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Italia và Đức cùng với 12 ô tô, đủ để công ty tiến hành sản xuất với quy mô nhà xưởng hiện tại.
Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển trong công ty đã tạo ra thêm nhiều chỗ làm việc và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Năm 1991 khi công ty mới đi vào hoạt động, số lượng lao động mới chỉ là 22 người với mức lương bình quân một lao động là 600.000đ/tháng. Đến hết năm 2007, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 300 người, với mức lương bình quân một lao động là 900.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu đã được tăng gấp hơn 2 lần từ 300.000đ/tháng lên thành 750.000đ/tháng và mức lương tối đa cũng đã được tăng từ 1.100.000đ/tháng lên 1.650.000đ/tháng. Dự tính trong năm 2008 này, công ty sẽ tuyển dụng thêm khoảng 40 lao động cũng như nâng mức lương bình quân lên 1.100.000đ/người/tháng. Với doanh thu ngày càng tăng cũng như kỳ vọng về một công việc ổn định và phát triển lâu dài, người lao động trong công ty đã yên tâm công tác và gắn bó hơn với công ty.
Thứ tư, trình độ người lao động đã được tăng lên. Thông qua những hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng như đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001–2000. Cán bộ quản lý của công ty đã tự tích luỹ cho mình những kinh nghiệm quản lý quý báu đồng thời mang ra áp dụng khá thành công trong hoạt động của công ty. Đồng thời, những công nhân kỹ thuật vừa được nâng cao được tay nghề của mình, vừa được làm việc trong môi trường có tổ chức khoa học nên trình độ đã được nâng cao rõ rệt. Sau hơn 15 năm công ty đã có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, một bộ máy quản lý tinh gọn và chuyên nghiệp, có thể cung cấp những sản phẩm hàng hoá – dịch vụ thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng.
4.3.2 Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển tại công ty 4.3.2.1. Khó khăn về vốn 4.3.2.1. Khó khăn về vốn
Quy mô công ty còn nhỏ, vốn chưa nhiều, hơn nữa lại khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn – nguồn vốn cực kỳ cần thiết cho công tác đầu tư. Đây không chỉ là khó khăn của công ty mà còn là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê thì mặc dù số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 96% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng tổng vốn cho sản xuất – kinh doanh mới chỉ bằng 40% tổng vốn các doanh nghiệp của cả nước.
Lý do khiến công ty khó tiếp cận được vốn có thể kể ra là: các tổ chức tín dụng coi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tác cho vay có nhiều rủi ro,