3. 2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị điều hành.
3.3.3. Đối với các bộ, ngành chức năng
Tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các cơ quan chức năng. Do vậy, Công ty cần chủ động hơn trong việc củng cố và tạo lập mối quan hệ bền vững với các bộ, ngành hữu quan và các cơ quan chức năng nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng và phù hợp với xu thế, đồng thời tránh được sự gây khó dễ hay cản trở làm chậm trễ quả trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của Công ty Cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng. Ngoài ra cần đặc biệt chú ý tạo sự hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ hợp tác của các bên liên quan để hoạt động kinh doanh thuận lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận chương 1, thực trạng tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại về hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư ngân hàng tại Công ty Cổ phần thiết bị vât tư thiết bị ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2007; dựa vào định hướng cơ bản về hoạt động kinh doanh và định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng; luận văn đưa ra giải pháp: Từ nâng cao chất lượng hoạt động quản trị điều hành; xây dựng phướng án sản xuất kinh doanh hiệu quả; ... đến mở rộng quan hệ giữa Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng và xã hội
Đồng thời, luận văn kiến nghị với Nhà nước, với các ngành chức năng, với Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, môi trương kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng nói riêng nhằm thực hiện các giải pháp đưa ra. Từ đó đat được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị của Công ty Cổ phần thiết bị vật Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu đối với Các doanh nghiệp. Đây cũng là nhiệm vụ cam go đối với các doanh nghiệp hiện nay. Một mâu thuẫn nổi lên trong giai đoạn hiện nay là các doanh nghiệp vừa phải đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điều kiện lạm phát cao, vừa phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, vừa phải nâng cao hiệu quả đang có chiều hướng giảm. Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng cũng nằm trong tình trạng chung đó. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trang này là do thực hiện các cơ chế chinh sách của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước cho hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng còn nhiều bất cập, tồn tại, vứơng mắc. Đây là một vấn đề nhức nhối, là trở ngại và rào cản lớn đối với
mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng. Thực tiễn này, là đòi hỏi bức xúc cần phải sớm được giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Một trong giải pháp quan trọng hàng đầu là thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thiết bị vật tư Ngân hàng. Do vậy, luận văn chọn đề tài nói trên nhằm góp một phần thiết thực tháo gỡ các khó khăn nêu trên tại Công ty Cổ phần Thiệt bị Vật tư Ngân hàng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ thông trong lĩnh vực kinh tế xã hội đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát có hệ thông về doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp: từ khái niệm, nội dung, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh...
- Đánh giá, phân tích toàn diện thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty thiết bị vật tư Ngân hàng từ năm 2005 - 2007, từ khái quát hoá hoạt động kinh doanh, yếu tố môi trường, đặc điểm sản xuất kinh doanh đến phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Qua đó rút ra những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại về hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Đưa ra được một số giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ giải pháp về quản trị điều hành, đến các giải pháp hỗ trợ và đề xuất những kiến nghị với Nhà nước, các bộ ngành chức năng và Ngân hàng cấp trên nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu ra.
Luận văn luôn xác định giữa các giải pháp có mối quan hệ mật thiêt với nhau, trong quá trình vận dụng tuỳ từng điều kiện cụ thể mà áp dụng giải pháp này nhấn mạnh giải pháp kia; không coi thường bất kể giải pháp nào.