II Thực trạng về công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công
2 Thực trạng phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ mở công ty xây dựng Lũng Lô.
dựng Lũng Lô.
Để có thể hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng Lũng Lô, thì cần phải đánh giá các nội và phương pháp phân tích mà công ty đã tiến hành và sử dụng. Trên thực tế thì công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đã được bắt đầu từ năm 1995 và cũng từ đó, các kết quả và báo cáo phân tích được các cấp quản lý quan tâm và sử dụng trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh tuỳ theo phạm vi, chức năng của mình. Các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà công ty đã thực hiện bao gồm:
2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công trình.
Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng Lũng Lô là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp (7075% giá thành), nên việc quản lý và sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty.
(Bảng 2) Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp trong giá thành công trình Cấp Nước Tân Thuận
Đơn vị tính : nghìn đồng
Tên nguyên vật liệu Kế hoạch Thực hiện So sánh CL ± TL%
Chi phí mua gạch 278.640 271.625 -7.015 -2,52 Chi phí mua Xi măng 547.150 541.593 -5.557 -1,02 Chi phí mua Thép 10 7.080 7.440,9 +360,9 +5,1 Chi phí mudC Cát vàng 71.550 68.692 -2.858 -3,99 Chi phí mua Đá 58.047 52.890 -5.157 -8,88 Tổng cộng chi phí nguyên vật liệu 962.46 7 942.24 0,9 -20.226,1 -2,1
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 2 cho thấy:Công ty có mức chi phí vật liệu thực tế ( 942.240,9 nghìn đồng) thấp hơn so với kế hoạch (962.467 nghìn đồng) đề ra. Tỉ lệ thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nguyên vật liệu giảm là 2,1 % , Công ty đã tiết kiệm ( giảm ) được 20.226,1 (nghìn đồng) chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí, góp phần làm giảm gía thành công trình hoàn thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. Khoản chi phí nguyên vật liệu giảm là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do lượng vật liệu tiêu hao của các loại nguyên vật liệu thực hiện so với định mức giảm 5.150,8 (nghìn đồng), làm cho khoản chi phí nguyên vật liệu này cũng giảm 5.150,8 (nghìn đồng). Công ty đã tiết kiệm được 2 tấn Xi măng tương ứng với số tiền tiết kiệm được là 3.100 (nghìn đồng), việc tiết kiệm này góp phần đáng kể vào việc làm giảm chi phí nguyên vật liệu. Lượng đá tiêu hao tăng so với định mức là 4 khối, tương ứng với số tiền tăng ( lãng phí ) là 132 (nghìn đồng ). Việc giảm lượng vật liệu tiêu hao này là do Công ty tìm các biện pháp hợp lí giảm được hao hụt, mất mát trong quá trình thi công công trình, trong quá trình bảo quản vật liệu và quá trình vận chuyển vật liệu từ kho đến nơi thi công công trình, Công ty đã thực hiện giao trách nhiệm quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật liệu đến từng đội thi công, đây là một thành tích lớn của công ty, cần được duy trì và phát huy nhằm hạ thấp mức chi phí vật liệu trong giá thành để hạ thấp giá thành công trình.
Thứ hai: Do giá của từng loại vật liệu tiêu hao thực hiện so với kế hoạch giảm. Tổng số tiền mà Công ty tiết kiệm được do đơn giá của các loại vật liệu tiêu hao giảm 15.075,3 ( nghìn đồng ), làm cho chi phí vật liệu trong khoản mục giá thành giảm với số tiền tương ứng là 15.075,3 ( nghìn đồng). Giá cả của các loại nguyên vật liệu tiêu hao giảm, một phần là do sự biến động giảm của giá cả thị trường, song cũng phải kể đến sự cố gắng của Công ty trong việc lựa chọn địa điểm cung cấp vật liệu với giá cả hợp lí, lựa chọn phương tiện vận chuyển vật liệu với chi phí thấp. Sự cố gắng này, góp phần vào việc làm giảm giá thành công trình hoàn thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Như vậy, Công ty cần phải phát huy hơn nữa khả năng tìm kiếm thị trường đầu vào để vừa giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu vừa đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu tốt.
- ưu điểm, hạn chế của nội dung phân tích phân tích: + ưu điểm:
Với nội dung phân tích chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và phương pháp sử dụng trong phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, Công ty đã xác định được mức độ chênh lệch của khoản mục chi phí nguyên vật liệu thực hiện so với kế hoạch, và tỷ lệ % thực hiện kế hoạch đó. Việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí nguyên vật liệu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ hạ giá thành của Công ty. Mặt khác, trong phần phân tích này Công ty đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch của khoản mục chi chi phí này. Qua đó, Công ty đã xác định dược mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ( mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu, đơn giá của từng loại vật liệu) đến sự chênh lệch của khoản mục chi phí nguyên vật liệu này.
+ Hạn chế:
Chưa đánh giá được tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu có đạt kết quả tốt hay không, thông qua việc so sánh giữa giá thành công trình hoàn thành với khoản chi phí
nguyên vật liệu bỏ ra để hoàn thành công trình đó. Khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí vật liệu, cần phải đi sâu tìm hiểu nhân tố giá cả nào dẫn đến chênh lệch trong giá vật liệu và những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá cả đó.
2.2. Phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành công trình hoàn thành.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình trong hay ngoài biên chế . Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý gián tiếp. Có thể chia chi phí nhân công trực tiếp ra thành 2 bộ phận chủ yếu là tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được trích trên lương theo tỷ lệ quy định.
Đối với bộ phận công nhân viên chức trong danh sách thì công ty tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành đó là:
+ Quỹ BHXH được trích theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương cấp bậc chi trả cho người lao động để hình thành nguồn quỹ bảo hiểm tập trung. Theo chế độ hiện hành trích lập quỹ BHXH là 20% trên tổng quỹ lương. Trong đó, doanh nghiệp phải chịu 15% tính vào chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 5% trừ vào lương.
+ Quỹ BHYT công ty phải trích 3% trên tiền lương cấp bậc. Trong đó, công ty phải chịu 2% tính vào chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 1% trừ vào lương.
+ Quỹ KPCĐ được trích 2% trên tiền lương thực tế chi trả cho người lao động. Trong đó, công ty phải chịu 1% tính vào chi phí sản xuất, còn 1% người lao động chịu được trừ vào lương.
Chi phí tiền lương trả cho công nhân ngoài danh sách (công nhân thuê ngoài) mang tính chất công việc thì công ty coi là khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt và cũng hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp như công nhân biên chế nhưng không trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
Khi phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành công trình hoàn thành, Công ty tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp tại công trình trong kỳ.
(Bảng 4):Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương công nhân trực tiếp xây lắp tại công trình Cấp Nước Tân Thuận (quý III/ 2003)
Các chỉ tiêu Kế
hoạch Thực hiện
So sánh CL ± TL%
1. Tổng giá thành khối lượng xây lắp hoàn
thành trong kỳ (1000 đ) 612.117 596.879 - 15.238 - 2,49 2. Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp
xây lắp công trình (1000) 65.052 60.971 - 4.081 -6,27 3. Số công nhân xây lắp bình quân trong
danh sách làm việc tại công trình ( người) 25 22 - 3 - 12 4. Mức lương bình quân người/ tháng
(1000đ) 867,37 923,81 +56,44 +6,51
5. Tỉ suất tiền lương/ giá thành khối lượng
xây lắp hoàn thành ( % ) 10,63 10,22 -0,41
Qua bảng số liệu 4 ta có một số nhận xét sau:
Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp xây lắp công trình thực hiện trong kỳ so với kế hoạch giảm 4.081 (nghìn đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,27 %
Tổng giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành thực tế giảm 2,49 % so với kế hoạch đề ra, với số tiền giảm là 15.238 (nghìn đồng). Điều đó có nghĩa là giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giảm ít hơn tổng quỹ tiền lương giảm, dẫn đến tỷ suất tiền lương trên giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giảm 0,41 %, Như vậy,
tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp ở Công ty là hợp lý . Số công nhân lao động bình quân trong danh sách thực hiện so với kế hoạch giảm 12 %, với số công nhân giảm là 3 (người). Mức lương bình quân của một công nhân trực tiếp xây lắp thực hiện so với kế hoạch tăng 6,51% , với số tiền tăng là 56,44 (nghìn đồng). Điều đó chứng tỏ rằng, Công ty đã thực sự quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, và thực hiện tốt các chế độ, chính sách tăng lương của Nhà nước đối với người lao động trong Công ty.
Việc giảm quỹ lương như vậy tất yếu sẽ làm giảm chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành công tác xây lắp.
- ưu điểm và hạn chế + ưu điểm:
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của công nhân xây lắp trên công trường, giúp cho việc tính toán đơn giản hơn. Thông qua nội dung phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ta có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương của công trực tiếp xây lắp trên từng công trình, hạng mục công trình của Công ty có hợp lý hay không, thông qua việc so sánh tổng quỹ lương công nhân trực tiếp với giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ.
+ Hạn chế:
Nội dung phân tích đơn giản, chưa chỉ ra được những nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của công nhân xây lắp.
2.3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công (MTC).
Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì phương tiện thiết bị máy móc thi công chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp . Đó là nhân tố quan trọng giúp cho công ty tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng công trình.
Do nhu cầu đòi hỏi thi công của các công trình, sau khi công ty xác định được tính chất công việc của từng công trình, Công ty sẽ tiến hành điều động máy móc, thiết bị thi công xuống phục vụ cho các công trình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, máy móc Công ty đang sử dụng chủ yếu là máy do Công ty tự mua sắm và Công ty tiến hành khấu
hao máy móc thiết bị theo quyết định 1062/TC/CSTC ngày 14/11/1996 (sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng). Tuy nhiên, có những loại máy móc mà Công ty không thường xuyên sử dụng đến ( có giá trị lớn) hoặc không thể di chuyển máy từ công trình này đến công trình khác được thì trong trường hợp này công ty có thể thuê máy từ bên ngoài. Việc thuê máy ở bên ngoài sẽ có hợp đồng cụ thể ghi rõ số lượng ca máy. Đơn giá cho một ca máy sử dụng cho công trình nào do bên Công ty thiết lập. Thường thì Công ty thuê máy ngoài kèm theo cả người điều khiển trong trường hợp này Công ty không chịu mọi trách nhiệm quản lý mọi phí tổn trong quá trình sử dụng máy mà chỉ phải trả chi phí cho số lượng ca máy sử dụng sử dụng theo đơn giá mà công ty đã ký kết.
(Bảng 5) Bảng phân tích khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong giá
thành công trình Cấp Nước Tân Thuận
Đơn vị tính: nghìn đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh CL ± TL % 1. Chi phí sử dụng máy thi công tự có 199.509 190.228 -9.281 -4,65 Trong đó:
Chi phí tiền lương nhân viên phục vụ và
điều khiển máy thi công 53.397 54.488 +1.091 +2,04 Chi phí khấu hao máy thi công 102.128 95.540 -6.588 -6,45 Chi phí nhiên liệu động lực 30.607 28.809 -1.798 -5,87 Chi phí sửa chữa máy thi công 13.377 11.391 - 1.986 -14,84
2. chi phí sử dụng máy thuê ngoài không có công nhân điều khiển máy đi kèm
52.436 49.257 -3.179 -6,06
Tổng cộng 251.945 239.485 -12.460 -4,95
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 5 ta thấy tổng chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công trình thực hiện so với kế hoạch giảm 4,95 %, với số tiền giảm là 12.460 (nghìn đồng). Giảm khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công trình là một điều kiện để giảm giá thành sản phẩm.
Xem xét chi tiết từng khoản mục của chi phí sử dụng máy thi công qua bảng số liệu 5 ta thấy:
Đối với khoản mục chi phí sử dụng máy thi công tự có của Công ty:
Chi phí sử dụng máy thi công tự có của Công ty thực hiện so với kế hoạch giảm 4,65 %, với số tiền giảm là 9.281 (nghìn đồng). Trong đó:
Chi phí tiền lương nhân viên phục vụ và điều khiển máy thực hiện so với kế hoạch tăng 2,04 %, với số tiền tăng là 1.091 ( nghìn đồng). Chi phí khấu hao máy thi công thực hiện so với kế hoạch giảm 6,45 %, với số tiền giảm là 6.588 ( nghìn đồng). Nguyên nhân giảm chi phí khấu hao là do Công ty đã thực hiện thanh lý những thiết bị máy móc đã hết thời gian sử dụng hoặc những máy móc còn thời gian sử dụng nhưng đã lạc hậu để đầu tư máy mới. Chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên máy thi công thực hiện so với kế hoạch giảm 14,84 %, với số tiền giảm là 1.986 (nghìn đồng). Nguyên nhân làm cho chi phí sửa chữa lớn giảm là do là do công ty đã thực hiện tốt công tác sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị, thực hiện giao trách nhiệm vật chất cho công nhân điều khiển máy nên tránh được tình trạng hư hỏng máy do chủ quan của con người gây ra.
Chi phí nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công thực hiện so với kế hoạch 5,87 %, với số tiền giảm là 1.798 (nghìn đồng). Trong quá trình thi công, công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công.
Đối với khoản mục chi phí máy thi công thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thuê ngoài thực hiện so với kế hoạch giảm 6,06 %, với số tiền giảm là 3.179 (nghìn đồng). Trong kì, Công ty đã sử dụng máy tự có tốt hơn nên đã giảm được khoản chi phí máy thuê ngoài. Đây là sự cố gắng của Công ty cần được phát huy hơn nữa.
- ưu điểm và hạn chế của nội dụng phân tích + ưu điẻm:
Phương pháp sử dụng trong phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết, nên việc tích toán và sử dụng cũng đơn giản hơn. Qua việc phân tích nội dung khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, giúp cho Công ty biết được tình hình thực hiện kế hoạch của khoản mục chi phí này tiết kiệm hay lãng phí, điều này có ảnh hưởng đến việc hạ giá thành sản phẩm của Công ty.