Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.

2.1.4.4.Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty.

Công ty giầy Thượng Đình sau nhiều kinh nghiệm đúc rút đã tạo cho mình một quy trình sản xuất giầy hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đa dạng nhưng vẫn tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Quy trình này có dạng liên tục và kế tiếp nhau qua các khâu, bên cạnh đó mỗi một khâu đều phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng (QC) rất rõ ràng với một số diểm kiểm tra nhất định nhằm giảm thiểu tối đa số sản phẩm sai hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đối với mỗi một loại sản phẩm thì công ty cần phải cho chế thử mẫu và đưa ra một quy trình sản xuất riêng cho từng loại. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy trình sản xuất giầy vải và giầy thể thao của công ty.

Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy của công ty.

Nguyên vật liệu (1) Vải, xốp, PE, PU QT bồi, tráng NVL (3) QT cắt các chi tiết mũ (4) QT bao gói sản phẩm (7) QT may mũ giầy (5)

QT gò giầy và lưu hóa giầy vải hoặc làm lạnh giầy thể

thao (6)

Sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho Cao su, hóa chất, keo

Quá trình cán các chi tiết cao su: (2) Đế Viền Pho hậu Xốp gan gà Xốp lót giầy Keo Chỉ, Ôzê Thêu Q C Q C Q C QC QC Q C QC

(Nguồn: Phòng sản xuất – gia công).

2.1.4.4.1. Quy trình sản xuất giầy vải.

Nguyên vật liệu đầu vào của giầy vải nói chung thường bao gồm: hóa chất, vải, xốp, chỉ, PE, PU và Ôzê. Các nguyên vật liệu đầu vào này luôn được kiểm tra kỹ càng, cẩn thận trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Sau đó, hóa chất và keo sẽ được đưa vào cán. Theo đó thì cao su và fo mũi được tạo ra bởi quá trình xử lý

hóa chất và keo này. Vải, xốp, PE và PU cùng với cao su và keo sau khi được cán xong sẽ được đưa vào quá trình bồi nhằm tạo ra loại vải có độ dầy và mỏng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng sản phẩm. Vải đó sau khi được bồi xong sẽ đưa vào máy cắt để tạo thành các chi tiết như lưỡi gà, mũ giầy… Sau đó, các chi tiết này sẽ được kết hợp cùng với các sản phẩm cao su của quá trình cán như fo mũi, xốp gan gà để may, hoặc chúng cũng có thể được đem đi thêu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Để sản phẩm được hoàn thành thì phần thân giầy và đế giầy sẽ đưa vào gò để gắn chúng vào nhau, sau đó người công nhân sẽ tạo dáng cho giầy và đưa vào quá trình lưu hóa sản phẩm vừa tạo ra. Sản phẩm sau đó sẽ được bao gói theo đúng tiêu chuẩn và được đưa vào kho để giao cho khách hàng.

2.1.4.4.2. Quy trình sản xuất giầy thể thao.

Với dây chuyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài nên quy trình sản xuất giầy thể thao cũng thể hiện mức độ tiên tiến và hiện đại của nó. Hầu hết nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất giầy thể thao được nhập khẩu từ nước ngoài nên không cần phải trải qua quá trình cán, mà sẽ được đưa qua quá trình bồi, may giống như đối với giầy vải. Tuy nhiên điểm khác biệt là ở chỗ quá trình gò sẽ được chia thành hai khâu chính là gò giầy và sản xuất đế EVA. Đế EVA sau khi được sản xuất sẽ được kết hợp với sản phẩm của quá trình may để tiến hành thả phom, chiết mũi nhằm tạo phom giầy. Sau đó, sản phẩm sẽ được vào gò rồi qua quá trình làm lạnh, bóc phom. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ được bao gói và đưa vào kho để giao cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)