Kinh nghiệm của công ty Bitis Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

ngoài ngay cả khi công ty đó đang hoạt động trong những lĩnh vực không liên quan. Tiếp đó, tháng 1-2005, Chính phủ Trung Quốc lại dỡ bỏ quy định khống chế các công ty Trung Quốc chỉ được đầu tư ra nước ngoài tối đa 250 triệu USD. Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc mới đây cũng cho phép các công ty trong nước tăng cường huy động vốn từ các nguồn nước ngoài để đầu tư hoặc mua lại các đối thủ ở những quốc gia khác. Mặc dù tham vọng rất lớn song điểm yếu lớn nhất của các công ty Trung Quốc là thường xuyên thiếu kinh nghiệm quốc tế. Chính vì vậy mà các công ty Trung Quốc hiểu rằng việc có trong tay một đội ngũ tư vấn, không chỉ gồm các luật sư mà còn là các kế toán, chuyên gia tài chính ngân hàng, chuyên gia quan hệ công cộng… sẽ vô cùng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhờ đó mà nhiều thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc đã có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài.

1.4.4 Kinh nghiệm của công ty Bitis Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc.

Từ trước tới nay, người ta chỉ thường thấy hàng Trung Quốc đổ bộ vào thị trường Việt Nam, thì nay một doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tìm thấy cách chen chân vào thị trường Trung Quốc. Sau đây là một số kinh nghiệm của Biti’s khi thâm nhập vào thị trường đông dân số này:

Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Biti’s quan tâm đến thị trường Trung Quốc và tâm đắc với nhận định của Báo Newsweek khi cho rằng: Trung Quốc chứ không phải Nhật, sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế khu vực. Trong xu hướng mới, nền kinh tế nào nhanh chóng bước vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế đó có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Biti’s đã nhận định và nắm bắt cơ hội này từ cách đây gần 10 năm và giờ đây đang chuyển sang giai đoạn tăng tốc trong việc phát triển thị trường cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Nghiên cứu tìm ra ngách thị trường.

Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, do vậy muốn thâm nhập, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu tìm cho mình một ngách thị trường để len vào dựa trên những lợi thế so sánh. Ngách thị trường mà Biti’s phát hiện ở hai điểm: - Vị trí địa lý: việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phía Đông có kinh tế phát triển và các tỉnh phía Tây, đặc biệt là tỉnh Tây Nam của Trung Quốc diễn ra không thuận lợi do điều kiện về giao thông xa xôi cách trở. Trong khi đó thì hàng hóa của Việt Nam, mặc dù từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhưng vẫn tỏ ra có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương và vận chuyển. - Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Do vậy, việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Từ công nghệ sản xuất dép bằng chất liệu PU, TPR. Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, mà đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Trung Quốc có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây. Nhu cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm sản xuất trên chất liệu EVA mà công ty Biti’s đang có thế mạnh. Do vậy, Biti’s nhằm đến mục tiêu chất lượng, với sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý ở đây để dần chinh phục được người tiêu dùng ở các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.

Từng bước chinh phục người tiêu dùng.

Chính những sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng địa phương đã gây dựng nên thương hiệu Biti’s chứ không phải bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Từ yêu thích, tin dùng sản phẩm đến thân quen và gắn bó với thương hiệu và tiến đến là tin dùng luôn những sản phẩm gì mang thương hiệu Biti’s.

Chiến lược vết dầu loang.

Những chính sách ưu đãi cho hoạt động kinh doanh biên mậu vùng biên, ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho nước láng giềng, việc Trung Quốc gia nhập WTO là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp bán hàng sang Trung Quốc.

Việt Nam có một điều kiện là có truyền thống buôn bán lâu đời trong quan hệ láng giềng hai nước. Thương nhân Trung Quốc luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các nước láng giềng để mua bán trao đổi tạo thông thương biên giới hai bên. Chỉ cần hàng hóa có mặt tại các dịp hội chợ triển lãm hoặc tại khu thương mại biên giới là thương nhân Trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Do đó, Biti’s tranh thủ điều kiện đó theo cách thẩm thấu dần và hỗ trợ tích cực cho bạn hàng để có được kênh phân phối với một thị phần nhất định tại Trung Quốc.

Đăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời.

Công ty Biti’s nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu từ tháng 4/1998, sau một thời gian giải quyết vấn đề khiếu kiện. Đến tháng 12/2000, Biti’s mới được chính thức cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Để giải quyết vấn đề này, Biti’s đã nhận được sự hỗ trợ hết lòng từ phía lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các cơ quan chính quyền của Trung Quốc. Có lẽ các doanh nghiệp nếu có ý định phát triển thị trường của mình ra nước ngoài thì phải nhanh tay thực hiện ngay việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Chú ý đặc điểm và tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc.

Với một thị hàng tỷ dân và có hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ thì doanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn, mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các ngách thị trường, tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lưới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trường cho mình rất hợp lý. Khi làm việc với đối tác, kinh nghiệm của Biti’s là tôn trọng quyết định về thị trường của bạn hàng nhưng không bỏ qua mục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công ty. Các thương nhân Trung Quốc có kinh nghiệm sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm của doanh nghiệp và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như dự tính. Tuy vậy, doanh nghiệp phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng một chính sách kinh doanh thống nhất. Thương nhân Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính

kiến thống nhất. Chính điều đó làm cho doanh nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải biết đón nhận sự góp ý từ họ. Khi đã hợp tác họ luôn có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau. Nghe những góp ý, có khi là chê trách sản phẩm của các kinh tiêu Trung Quốc sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trong việc chinh phục người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trước khi đi đến quyết định hợp tác, để giúp các doanh nhân Trung Quốc quyết định nhanh, chúng ta phải tạo điều kiện cho họ có niềm tin bằng cách so sánh giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w