II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh
3. Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Vĩnh Lộc
Nghèo đói vẫn tồn tại ở những nước có nền kinh tế phát triển bền vững và phổ biến nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triển. Việt nam cũng vậy, nghèo đói đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Có nhiều nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại. Qua phân tích thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện trên ta có thể thấy rõ một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đói nghèo ở huyện Vĩnh Lộc như sau:
• Nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội.
- Vĩnh lộc - Thanh Hoá là huyện nữa miền núi nữa miền xuôi mới được thành lập, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, đặc biệt có 5 xã vùng 135, tỷ lệ hộ đói nghèo tương đối cao, trình độ dân trí của người dân thấp. Đất đai rất khó cho người dân thực hiện canh tác trong khi đó bản thân họ lại thiếu vốn sản xuất, kỷ thuật...
- Khí hậu khắc nghiệt là đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của huyện. Hàng năm ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và ở Vĩnh Lộc nói riêng không năm nào là
không có bão lũ, hạn hán, lốc xoáy, gió lào tràn sang... gây ra nhiều tổn thất nặng nề không chỉ về tài sản mà cả tính mạng con người.
- Địa hình phức tạp còn ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông liên xã, liên huyện. Việc đầu tư cho xây dựng các công trình giao thông khá tốn kém cả về thời gian và về vốn. Trong khi đó kinh phí của huyện có được không nhiều.
• Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ.
Việc xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn và cần thiết. Song với cơ chế mới, nhiều chính sách kinh tế- xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, trong đó chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn.
Các chính sách xã hội và đầu tư phúc lợi xã hội không đựơc quan tâm, vấn đề giáo dục bị xuống cấp. Mặc dù cho đến nay đã và đang tiến hành giải quyết tuy nhiên chưa triệt để. Có thể nhận thấy rằng giá cả giữa 3 khu vực Nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ có sự chênh lệch lớn. Đây là yếu tố bất lợi cho người nông dân, nó gây ra không ít thiệt thòi cho nông dân và đặc biệt là cho người dân nghèo.
• Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo:
- Đó là thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất, phong tục lạc hậu, gia đình đông con, thiếu sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất...
-còn một lý do rất quan trọng nữa đó là do bản thân người nghèo
không có ý thức vươn lên trong cuộc sống đang còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, nhà nước
Có thể thấy rằng người dân nghèo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quan tâm đúng mức của các cấp thì vấn đề nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cứ như vậy thì nghèo đói vẫn không thể xoá hết trong những năm sắp tới.
• Kết luận:
Qua phân tích, đánh giá ở trên. Nạn đói nghèo làm cho đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.Thực tế cho thấy khi người dân không có đủ điều kiện tối
thiểu cho cuộc sống thì đời sống hàng ngày của họ vô cùng khó khăn. Họ chỉ có một mục đích duy nhất là duy trì cuộc sống ngoài ra không có mục đích nào khác. Như vậy, họ không quan tâm đến đời sống kinh tế xã hội xung quanh thay đổi như thế nào. Điều đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát của nền kinh tế địa phương nói riêng và của huyện và tỉnh nói chung.
Từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng công tác Xoá đói giảm nghèo đói với huyện Vĩnh Lộc là rất quan trọng và thực sự cần thiết. Sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn bộ đời sống của nhân dân trong huyện phụ thuộc vào hiệu quả của chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nhìn chung, trong những năm vừa qua đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Điều này càng làm cho vai trò của Xoá đói giảm nghèo trong huyện quan trọng hơn về mọi mặt. Nhìn nhận thực tế những tổn thất mà nghèo đói gây ra đối với Việt nam nói chung và địa phương nói riêng, chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng của công tác Xoá đói giảm nghèo.Một quy luật tất yếu đó là khi vấn đề nghèo đói được giải quyết thì đời sống của nhân dân nói riêng và nền kinh tế nói chung đều tăng lên. Nếu như không còn nghèo đói thì xã hội sẽ bền vững phát triển.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HUYỆN VĨNH LỘC
I.Mục tiêu xóa bỏ nghèo đói 1. Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến mạnh mẽ và tăng tốc độ giảm nghèo cao hơn giai đoạn trước, kết quả giảm nghèo bền vững toàn diện hơn; tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo tự lực vượt lên đói nghèo và vươn lên khá và làm giàu, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực; tạo cơ chế cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng; cải thiện từng bước điều kiện sống và sản xuất ở các vùng nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
2. Chỉ tiêu xóa bỏ nghèo đói đến năm 2012
Toàn huyện phấn đấu đến hết năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo toàn Huyện : < 15% - khu vực miền núi < 20%
- khu vực đô thị: < 3%
II. MỘt số giải pháp giảm nghèo của huyện Vĩnh Lộc1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.1Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho phù hợp
Thực tiển đã chứng minh kinh tế thuần nông đem lại thu nhập thấp, dể gặp rủi ro và chậm thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với thực trạng sản xuất hiện nay của huyện thì sản xuất thuần nông vẫn đang còn phù hợp với các hộ trong huyện đặc biệt là các hộ nghèo. Chính vì vậy để tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá định hướng xã hội cho hộ nghèo đói cần đi theo hướng sau:
+ Chuyển dịch các loại cây trồng mang tính chất thuần nông tự túc, tự cấp sang sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trước mắt cần giúp cho các hộ có kế hoạch sản xuất lương thực một cách hợp lý đồng thời phát triển cây trồng khác, đặc biệt là cây công nghiệp. Cụ thể cần giảm 50% các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế thấp( khoai lang, sắn ... ) sang trồng ngô lai, đậu tương, lạc và một số diện tích trồng sắn trước đây chuyển sang trồng cây ăn quả như na, vải, nhãn ... Vì sản phẩm cây này có thể sử dụng thay thế vào khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài ra góp phần làm tăng thu nhập cho hộ nông dân.
+ Đối với ngành chăn nuôi: Thay thế phương pháp chăn nuôi theo kiểu tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: gà tam hoàng, vịt siêu trứng, ngan... và những vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ong, trâu, bò, dê... để đáp ứng nhu cầu trong huyện cũng như các vùng phụ cận
+ Kết hợp trồng trọt, chăn nuôi: Mô hình lúa - cá, lúa - vịt là những hướng đi mới đã được áp dụng ở một số xã vùng thấp như Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh...đem lại kết quả khả quan. Lúa sạch cỏ và được sục bùn kỹ cho năng suất cao hơn, ngoài ra thu nhập từ cá, vịt cũng là một nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.Mô hình này cần được nhân rộng tại những vùng trũng, chủ động được nước tưới, các chân ruộng trũng và có phương thức sản xuất quảng canh.
Trong chương trình xoá đói giảm nghèo nên có sự kết hợp giữa các biện pháp hỗ trợ với các hoạt động của các tổ chức khuyến nông cho các hộ nghèo vay vốnvới lãi xuất ưu đãi, sau một năm sản xuất thu hồi cả vốn lẫn lãi. Ngoài ra cần áp dụng các phương pháp tiếp xúc cá nhân để trao đổi, mở các lớp tập huấn đúc rút kinh nghiệm làm ăn giỏi trong cộng đồng để phổ biến cho hộ nghèo học tập và làm theo, xây dựng các mô hình trình diễn về cây lúa, cây ngô, cây mía và dứa... để giúp nhân dân tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất và phần nào giúp nhân dân khắc phục được khó khăn, giải quyết lương thực tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, khai thác tiềm lực lao động nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Huyện phải đặc biệt chú ý tới phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng nhằm khắc phục tình trạng vườn tạp, chuồng trống như hiện nay. Các công tác này phải được giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm và Công ty giống cây trồng, Công ty vật tư nông nghiệp thực hiện.
+ Khai thác sử dụng tiềm năng và thế mạnh của huyện
Tiềm năng đất đai của huyện cũng như của mỗi hộ gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, tiềm năng này vẫn chưa được tận dụng một cách triệt để. Toàn huyện còn tới 5.525,57 ha đất chưa sử dụng, đó là chưa kể 1.210,80 ha đất mặt nước (sông, ngòi...) hoàn toàn còn "bỏ trống". Để khai thác được hết tiềm năng đất đai của mình, các hộ nên chủ động thâm canh tăng vụ, chú trọng phát triển sản xuất cây vụ đông trên diện tích đất hạng 1, 2 và 3. Đối với đất vườn (hiện nay chủ yếu còn là vườn tạp) cần được bố trí lại các loại cây trồng, chú ý trồng những cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Song song với khai thác tiềm năng của đất, vấn đề chăm sóc, nâng cao độ phì cho đất cũng cần đặc biệt quan tâm, đảm bảo đất đai được sử dụng bền vững cả về số lượng và chất lượng. Trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc bằng cây công nghiệp có giá trị như bạch đàn, keo, luồng... là những cây trồng phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu của Vĩnh Lộc.
+ Nguồn lực lao động: Giống như đất đai, lao động vừa là thế mạnh, vừa là hạn chế của huyện. Vĩnh Lộc có lực lượng lao động lớn, trẻ về tuổi đời, nhưng hạn chế về trình độ cũng như kỹ thuật. Để phát huy được tiềm năng này, các chủ hộ cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn khuyến nông, tự hoàn thiện kiến thức của mình thông qua các lớp học xoá mù, bổ túc văn hoá, qua đài, báo địa phương cũng như học hỏi kinh nghiệm của các hộ khá. Tạo điều kiện cho con em mình được tới trường, được trang bị kiến thức đầy đủ... đó chính là nền tảng để có một lực lượng lao động lớn về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Khai thác nguồn lực lao động không có nghĩa là toàn bộ nhân lực trong gia đình làm việc càng nhiều giờ càng tốt mà yêu cầu một sự phân bổ hợp lý lao động và công việc sao cho phù hợp với độ tuổi, giới tính, sức khoẻ... để đảm bảo mỗi lao động đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Nguồn lực khác: Bên cạnh đất đai, lao động, Vĩnh Lộc còn rất nhiều nguồn lực khác mà bản thân các chủ hộ chưa ý thức được. Đó là điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, diện tích rừng lớn, nguồn nước dồi dào... những điều kiện lý tưởng để phát triển trang trại vườn rừng.
- Xây dựng mô hình làng văn hoá, kết hợp với du lịch sinh thái
Vĩnh Lộc có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vì huyện có nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc như Thành Nhà Hồ - kinh đô nước Đại Ngu, động Hồ Công, di chỉ Đa Bút( Vĩnh Hùng), động Kim Sơn ( Vĩnh An - Mới được phát hiện, hiện nay đang được đầu tư trùng tu tôn tạo hứa hẹn sẻ là 1 khu du lịch nổi tiếng trong tương lai). Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá như hội đền Trần Khát Chân, lễ hôi Chùa Thông vào mùng 9 âm lịch hàng năm ... mặt khác dọc theo tuyến Quốc lộ 217 sẻ được đi thẳng lên khu du lịch Suối Cá ( Cẩm Lương - Cẩm
Thuỷ) trong tour du lịch Cẩm Thuỷ là - điểm du lịch thu hút đông đảo lượng khách trong nước, trong tỉnh. Do đó, việc kết hợp quy hoạch xây dựng làng văn hoá với du lịch sinh thái tuy là một hướng đi mới, song đó là hướng đi hứa hẹn đem lại kết quả khả quan
1.2. Quan lý và nâng cao khả năng tiếp cận vốn
+ Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của các chương trình, dự án giảm nghèo để đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả. Trước khi đưa vào triển khai trên diện rộng, các chương trình, dự án phải được thẩm định khách quan và chính xác. Việc thẩm định dự án phải được thực hiện nghiêm túc, vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của dự án sau khi triển khai. Bên cạnh đó, việc đánh giá và rút kinh nghiệm từ các chương trình cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng và phải được tiến hành không chỉ sau khi dự án đã hoàn thành mà cả trong khi dự án đang được triển khai. Chương trình, dự án nào có kết quả khả quan, có khả năng mở rộng, cần báo cáo với cấp trên hoặc các tổ chức tài trợ để có thể quyết định có nên mở rộng các pha tiếp theo hay không. Ngược lại, có thể hạn chế, thậm chí kết thúc sớm dự án để giải quyết những hậu quả xấu.
Có hình thức đãi ngộ thích đáng cho những tập thể và cá nhân hoạt động tích cực và đạt thành tích xuất sắc. Đồng thời, kỷ luật nghiêm minh đối với sự bê trễ, thiếu trách nhiệm trong công tác điều hành dự án cũng như trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng...
Tổ chức các lớp tập huấn kinh tế quản lý vốn cho các cán bộ đoàn thể như: Hội Phụ nữ, hội Nông dân tập thể, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên...
Tạo cơ hội và khuyến khích nhân dân góp ý kiến thẳng thắn, kịp thời cho lãnh đạo địa phương và các ngành.
+ Huy động vốn giảm nghèo từ nhiều nguồn khác nhau: Để đảm bảo đủ vốn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, cần huy động tổng lực mọi nguồn:
- Ngân sách địa phương
- Tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân có thể tự tiết kiệm, tự đầu tư và đóng góp xây dựng nông thôn
- Khuyến khích các hộ gia đình liên kết góp vốn, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, thuỷ sản theo hướng gắn kết các đơn vụ cung cấp nguyên liệu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ bằng cách miễn toàn bộ tiền thuê đất, giảm tối đa những phiền phức trong thủ tục đăng ký thành lập...
+ Hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo:
Thực tế trong những năm qua, việc tiếp cận với các hình thức tín dụng chính thức của các hộ nghèo còn bị hạn chế rất nhiều, đó chính là trở ngại cho việc phát triển sản xuất. Vì vậy, những cải tiến trong huy động tiết kiệm, phương thức vay vốn và cơ cấu lãi suất là rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận của các hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo với tín dụng. Cụ thể:
Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, nhận gửi và cho vay là một giải pháp