Giai đoạn 2001 – 2005

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá (Trang 31 - 36)

II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh

1.1Giai đoạn 2001 – 2005

1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa

1.1Giai đoạn 2001 – 2005

Theo căn cứ phân loại hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện qua các năm như sau:

Bảng 5 : Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005

I.Tổng số hộ toàn huyện Hộ 20.27 7 20.38 2 20.45 0 20.50 0 20.60 0

- Hộ đói Hộ 930 - - - -

- Hộ nghèo Hộ 2.651 2.819 2.451 2.210 2078

III. Tỷ lệ đói nghèo % 17,66 13,83 11,98 10,78 10,09

- Hộ đói % 4,59 - - -

- Hộ nghèo % 13,07 13,83 11,98 10,78 10,09

(Nguồn phòng LĐ- TB& XH huyện)

Qua bảng trên ta thấy rằng, số hộ nghèo từ năm 2001đến năm 2005 có xu hướng giảm, đây cũng là xu hướng tất yếu của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộ nghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tình hình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 15,6% và liên tục giảm qua các năm, đến năm 2005 là 10.09 và bắt đầu từ năm 2002 không còn hộ đói. Như vậy nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn này so với cả nước và khu 4 cũ thì tỷ lệ nghèo này là ở dưới mức trung bình. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Tỷ lệ nghèo trong giai đoạn này của cả nước là 14.5% ,khu 4 củ là 18.9% và tỉnh Thanh hoá là 21,7% ( nguồn từ tổng cục thống kê và cục thống kê Thanh Hoá)Từ thực tế đó có thể khẳng định hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chưa giảm một cách đáng kể vì vậy số hộ thoát nghèo qua các năm vẫn chưa tăng rõ rệt. Nguyên nhân

là trong giai đoạn này đối với các hộ nghèo số nhân khẩu đông mà thu nhập chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhiều nhà muốn chuyển hướng làm ăn kinh doanh đề tăng nguồn thu thì lại gặp khó khăn về vốn vì đối với người nghèo thì việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng là rất khó. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới...mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo

thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận với nguồn vốn đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn nhiều người nghèo đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Mặt khác, do không có tài sản thế chấp những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp đẫ làm giảm khả năng hoàn ttrả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hay sử dụng các khoản vay không đúng mục đích. Do vậy họ khó có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo thêm. Hơn nưa đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào như: điện, nước, giống cây trồng vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. hơn nữa đối vơí những người nghèo thì thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do đó không thể tiếp cận được với thông tin hay tiếp thu kiến thức để làm ăn... từ những lý do đó mà nó đã tạo ra vòng luẩn quẩn “nghèo lại vẫn hoàn ngèo”. Có thể đối với huyện Vĩnh lộc là một huyện mới được chia tách từ Huyện Vĩnh Thạch ra do đó mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn đang còn yếu kém chưa đáp ứng được sự giao thương giữa các vùng với nhau nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận, có những nơi hàng hoá nông sản làm ra vẫn không bán được do điều kiện giao thông đi lại gặp khó khăn. Từ những lý do đó mà trong giai đoạn này tỷ lệ hội nghèo vẫn còn cao và số hộ thoát nghèo vẫn chưa tăng rõ rệt. Không thể phủ nhận nỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện. Song có thể nói vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nếu những vấn trên được khắc phục thì hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó thì sự phân bố về qui mô đói nghèo vẫn còn khá chênh lệnh giữa các vùng điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã ST T Tên xã, thị trấn 31/12/2001 31/12/2005 Số hộ % Số hộ % Toàn huyện 3162 15.6 2.078 10,09 1 Vĩnh Quang 121 11,96 103 10,05 2 Vĩnh Yên 132 8,52 122 7,84

3 Vĩnh Long 217 11,28 209 11,08 4 Vĩnh Tiến 99 13,37 93 7,59 5 Vĩnh Hưng 157 9,08 148 13,07 6 Vĩnh Phúc 70 5,83 86 7,10 7 Vĩnh Thành 149 10,64 143 10,17 8 Thị trấn 23 3,62 18 2,79 9 Vĩnh Ninh 159 9,97 165 10,80 10 Vĩnh Khang 135 6,89 123 10,45 11 Vĩnh Hoà 170 11,63 167 10,20 12 Vĩnh Hùng 159 9,81 172 13.45 13 Vĩng Tân 94 11,66 72 8,70 14 Vĩnh Minh 81 6,92 75 6,30 15 Vĩnh Thịnh 280 14,74 267 13,95 16 Vĩnh An 121 14,72 115 13,60

(Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã)

Toàn huyện vẫn còn có một số xã còn đặc biệt khó khăn như xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thịnh, nguyên nhân chính là do mức sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện vì cách núi sông ngăn ... Điều này đòi hỏi một sự cố gắng rất lớn của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện. Ngoài những xã trên thì các xã khác vấn đề nghèo đói cũng diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên để tìm hiểu nguyê n nhân tại sao một số xã lại có tỷ nghèo cao hơn so với các xã khác ta phân tích nguyên nhân tại sao lại như vậy. Đối với các xã như Vĩnh Long,Vĩnh Quang, Vĩnh hưng. thì đây là các xã thuộc diện vùng núi mà đại bộ phận dân cư ở các xã này đều là những hộ di cư sang vùng kinh tế mới thực hiện theo chủ chương chính sách của đảng và nhà nước. do đó mà các hộ này đã gặp khó khăn rất nhiều trong việc sản xuất, điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng: Giao thông , thuỷ lợi đặc biệt là họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đất canh tác. Còn đói với các xã như Vĩnh An, Vĩnh thịnh thì đói với các xã này thì do địa

hình là nằm ở vùng chiêm chũng cho nên đối với sản xuất nông nghiệp họ chỉ sản xuất được một vụ lúa, còn một vụ để đát không , mà thu nhập chính của các xã này chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn nữa các xã này lại nằm cách xa trung tâm khoảng gần 20km nên trình độ dân trí ở những xã này rất thấp do đó họ khó có thể tiếp cận với những cái mơí,hay những kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... có thể nói rằng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên mà tỷ lệ đói nghèo tại các xã trên có tỷ lệ nghèo cao hơn so với các xã khác. Nhìn một cách tổng thể thì sự chênh lệnh về qui mô nghèo đói giữa các xã trong huyện cũng không cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá (Trang 31 - 36)