Tình hình vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá (Trang 29 - 31)

I. Đặc điểm chung của huyện vĩnh lộc Thanh Hóa

2.4Tình hình vốn

1, Điều kiện tự nhiên

2.4Tình hình vốn

Vốn là toàn bộ giá trị đầu vào như tài sản, vật phẩm, tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra ta có nhu câuf về vốn thông qua giá trị của tài sản như trong bảng sau

Bảng3: Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo

- Tư liệu sản xuất

-Gia súc % 100,00 100,00

+ Trâu bò cày kéo - 70,15 45,51

+ Hộ nuôi lợn nái - 21,19 24,90

-Công cụ sản xuất - 100,00 100,00

+ Máy cày bừa Trung Quốc - 7,29 0,00

+ Máy tuốt thủ công - 30,50 40,51

+ Máy bơm nước - 39,40 7.34

+ Bình phun thuốc sâu - 45,90 40,11

+ Xe công nông - 4,11 0,00

+ Máy xay xát - 5,71 0,00

+ Chuồng trại kiên cố - 30,19 12.04

Như vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Lộc chủ yếu vẫn là lao động thủ công, tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh không lớn, tư liệu sản xuất chủ yếu có giá trị nhỏ như cuốc, cày, dao, liềm... Tài sản có giá trị nhất là trâu bò kéo với 70,15% số hộ sử dụng. Trong một hai năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều hộ trong huyện đã mua máy cày bừa của Trung Quốc (chiếm tới 7,29% ) để phục vụ sản xuất cho gia đình mình và đi cày bừa thuê để kiếm tiền tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình mình.

Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo và rất nhiều các chương trình, dự án cấp huyện, tỉnh, trung ương cũng như các chương trình được sự tài trợ của tổ chức nước ngoài... đã hỗ trợ về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp và rất thấp. Trước năm 2000, lãi suất là 0,6% và thời gian vay là 6 tháng. Từ năm 2000 đến nay, phương thức vay vốn đã được hoàn thiện lên rất nhiều với lãi suất 0,5%, 3 tháng trả lãi một lần, thời gian vay là 3 năm, chủ yếu là tín chấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo không dám vay vốn sản xuất do không biết trông cây gì? nuôi con gì ? Qua thực tế điều tra thì nhu cầu vốn cần vay của các hộ trong huyện để sản xuất kinh doanh là rất lớn và được thể hiện trong bảng sau

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo

- Vốn lưu động/ hộ 1.000đ 4.298,75 1.170,90

+ Vốn trồng trọt - 137,5 100,47

+ Vốn chăn nuôi - 3.121,25 749,28

+ Vốn cho ngành nghề khác - 940,00 321,15

- Nhu cầu vốn năm 2007/ hộ - 6.225,4 5.014,70

+ Vốn tự có - 1.225,4 14,70

+ Vốn cần vay - 5.000,00 5.000,00

(Nguồn: phòng thống kê huyện)

Để hộ nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, song song với việc cho vay vốn, công tác hướng dẫn người dân làm giàu, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...đang là vấn đề bức xúc hiện nay tại huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là các xã vùng xa, vùng sâu. Do đó cần phải có những chủ chương chính sách của đảng và nhà nước đối với các vùng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá (Trang 29 - 31)