Chương trình đào tạo phải được xây dựng với nôi dung sau
• Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo nghề thứ 2
• Mở các lớp đào tạo: Sử dụng tiết kiệm điện sử dụng cầu trục hàn điện…
Đối với cán bộ quản lý:
` - Cac lớp đào tạo về kinh tế, quản lý dự án, nghiệp vụ kinh doanh. - Các lớp tin học ngoại ngữ.
- Các lớp nâng cao trình độ quản lý, các lớp cao cấp lý luận chính trị, kinh tế chính trị, bồi dưỡng về pháp luật.
Ngoài da, còn có các khoá học đào tạo như: An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nội quy quy chế của Công ty… có thể thấy các nội dung đào tạo đa dang. Để đảm bảo được yêu cầu công việc hiện nay, Công ty cần tăng cường mở các lớp đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho những cán bộ này cụ thể:
- Nôi dung đào tạo sát với nhiệm vụ của người được đào tạo:
+ Đối với cán bộ kỹ thuật cần học thêm những khoá học đào tạo nâng cao về chuyên môn kỹ thuật.
+ Đối với nhân viên Marketing và nhân viên bán hàng: Nội dung có thể là Marketing sản phẩm, kỹ năng bán hàng, tạo động lực bản thân…..
- Phương pháp giảng dạy nên ngắn gon , xúc tích dễ hiểu. Đặc biệt hướng cho những cán bộ này có suy nghĩ tích cực, suy nghĩ sáng tạo, năng lực cá nhân.
- Thời gian đào tạo nên ngắn
3.2.3.3. Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả và chương trình đào tạo. ` Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả
Để giúp kinh nghiệm cải tiến những chương trình đào tạo nhân sự tiếp theo, công ty nên chủ động hơn nữa trong việc đánh giá sau đào tạo. Trước hết nhân viên cũng nên tham ra việc đánh giá kết quả đào tạo để họ thấy được kết quả sau đào tạo, cũng như có cái nhìn khách quan cho việc đánh giá. Các nhân viên đánh giá đào tạo có thể thông qua các mẫu đánh giá như sau:
Đánh giá chất lượng đào tạo
Đánh giá sự tượng xứng giữa thời gian khóa đào tạo với chi phí bỏ ra Đánh giá về chương trình đào tạo: Sự chuẩn bị chu đáo, rõ ràng, dễ hiểu, liên quan đến công việc và đáp ứng mong muốn của nhân viên.
Bên cạnh đó nhà quản trị các cấp cũng cần đánh giá về quá trình đào tạo theo các hướng như sau:SS
Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu.
Đánh giá kết quả học tập của từng học viên và kết quả của quá trình đào tạo đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Chỉ rõ những thành công, thất bại cũng như nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp hợp lý cho quá trình đào tạo sau này.
Hoàn thiện đánh giá chương trình đào tạo
Công ty cần thiết phải thường xuyên tiến hành hội nghị tổng kết đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tìm ra những gì đã làm được, những gì chưa làm được và có biện pháp giải quyết tạm thời. Ngoài ra Công ty cần tiến hành soạn thảo những quy chế bổ xung nhằm giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn làm được điều này Công ty cần:
- Tìm hiểu sự phản ánh của học viên sau mỗi chương trình học về, giáo trình, phương pháp, giảng viên…
- Kết hợp chặt chẽ với các giảng viên để nhận kếtquả phản hồi về kiến thức của nhân viên sau khi kết thúc mỗi khoá học. Sau các khoá học đó, kiểm tra kỹ xem họ có nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng mà họ cần phải học hay chưa
- Quan sát xem cách làm việc của họ có gì thay đổi trong công tác thực tế hay không.
- Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất là xem xét kết quả thực tế đã thu được theo mục tiêu đã đề ra.
Hiện nay Công ty Cơ Khí Hà Nội đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua kết quả học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, năng suất lao động chất lượng sản phẩm, kết quả sản suất kinh doanh. Việc đánh giá này có thể nói là tương đối chính xác. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá chung chung, chứ Công ty chưa đưa ra được một hệ thống tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực trong việc đánh giá đến từng cán bộ công nhân viên. Từ thực tế đó, thiết nghĩ công ty nên xây dựng cho mình bản đánh giá thực hiện công việc đối với mỗi nhân viên. Vì việc đánh giá này sẽ phần nào phản ánh được hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Và như vậy Công ty sẽ có được những thông tin chính xác để tìm ra những tồn tại, hạn chế của các chương trình đào tạo và phát triển, Từ đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm làm cho các chương trính đào tạo sau đạt hiệu quả cao hơn, đây là khâu rất quan trọng trong tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Sau các khoá đào tạo
Đối với những học viên đạt kết quả cao: Có thể tặng giấy khen, tuyên dương trước tập thể, thưởng cho những lao động sau đào tạo phát huy
tót kiến thức được học, thưởng cho các sáng kiến, ưu tiên về các phúc lợi hoặc có thể có quyền lựa chọn nơi làm việc…
Đối với những học viên không hoàn thành khoá đào tạo: Công ty nên có những quy định chắt chẽ đối với các học viên này vì tham gia khoá đào tạo vừa là quyền lợi nhưng đồng thời cũng vừa là nghĩa vụ của người lao động. Có thể nhắc nhở, khiển trách hoặc hoàn trả một phần kinh phí đối với một số trường hợp đặc biệt.
KẾT LUẬN
Như vậy sự thành công đến với mỗi doanh nghiệp không chỉ đơn giản từ sức mạnh của nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị hiện đại mà còn phải có một nhân tố quan trọng nữa đó chính là nguồn nhân lực nhân sự với trình độ chuyên môn cao, có năng lực, kinh nghiệm, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp. Để tạo ra được đội ngũ nhân sự như vậy, có đóng góp to lớn của công tác đào tạo nhân sự. Tổ chức đào tạo nhân sự là một hoạt động quản trị nhân sự cơ bản góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân sự cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức đào tạo nhân sự hợp lý và khoa học sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển và phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác tổ chức đào tạo nhân sự nên trong những năm qua tại công ty Cơ khí Hà Nội công tác đào tạo đã không ngừng hoàn thiện và đã đi vào đời sống hàng ngày của người lao động. Tuy nhiên những kết quả về công tác đào tạo mà Công ty đạt được chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất đối với công ty. Chính vì lẽ đó, em đã vận dụng kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thực tiễn tại công ty em đã có một số đề suất, một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân sự phù hợp với tình hình thực tế của công ty hơn.
Tuy đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tế, bài Chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót vì vậy em mong được sự quan tâm, xem xét, đánh giá và góp ý chân thành của thầy để góp phần hoàn thiện hơn bài chuyên đề này cũng như củng cố kiến thức của bản thân trước khi em ra trường. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo – Bùi Huy Tiến và các cô chú ở công ty TNHH 1 Thành Viên phòng tổ chức
lao động và tiền lương đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua và góp ý để em hoàn thiện hơn chuyên đề thực tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình quản trị nhân sự- Tác giả: ThS Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân
2/ Giáo trình Kinh Tế Lao Động
3/ Website. www. Kienthuckinhte.com.vn
4/ Giáo trình Tổ Chức Lao Động Khoa Học – Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân
5/ Tài liệu từ các phòng ban trong công ty ( Phòng tổ chức, phòng tài chính , phòng xuất nhập khẩu