Theo cách phân loại theo công dụng kinh tế

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc (Trang 34 - 38)

- Khái quát tình hình tài chính:

2.2.1.1 Theo cách phân loại theo công dụng kinh tế

TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại, vì vậy để thuận tiện cho việc quản lý TSCĐ, giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có thể xem xét tổng thể về cơ cấu đầu t, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất, tận dụng mọi khả năng hiện có của mình, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ trong Công ty theo công dụng kinh tế (bảng 5).

Nhìn chung, cơ cấu TSCĐ của Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc là khá hợp lý, đáp ứng đợc yêu cầu và tính chất của đơn vị tham gia các công trình xây dựng, khai thác mỏ bởi nhóm máy móc thiết bị chiếm vị trí trọng yếu trong SXKD.

Tính đến thời điểm 31/12/2004, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất (82.95% tổng TSCĐ) với tổng nguyên giá là :11.084.271.534 VNĐ, nhóm TSCĐ

chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nhà cửa, vật kiến trúc có nguyên giá 1.111.392.381 VNĐ (chiếm 8.32% tổng nguyên giá TSCĐ), tiếp đến là phơng tiện vận tải chiếm tỷ trọng 8.27% tổng TSCĐ (nguyên giá là 1.104.414.900 VNĐ), cuối cùng là dụng cụ quản lý với nguyên giá 60.956.000 VNĐ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (0.46%) trong tổng nguyên giá TSCĐ hiện nay.

Tuy nhiên, để thấy thực trạng máy móc thiết bị đã ảnh hởng nh thế nào đến chất lợng công trình và hiệu quả kinh doanh của Công ty ta cần đánh giá năng lực thực tế của TSCĐ.

Tính đến 31/12/2004, tổng nguyên giá TSCĐ là 13.361.034.815 VNĐ, tỷ lệ hao mòn là 21.37% và giá trị còn lại là 10.506.067.697 VNĐ. Trong đó dụng cụ quản lý là nhóm TSCĐ có tỷ lệ hao mòn cao nhất là 50.51% do ảnh hởng yếu tố khoa học công nghệ, giá trị còn lại là 30.169.999 VNĐ ( còn 0.29% giá trị còn lại của TSCĐ), Công ty nên thờng xuyên nắm bắt thông tin và đổi mới kịp thời để đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là việc áp dụng các sản phẩm mới về công nghệ thông tin nh ch- ơng trình kế toán máy, nối mạng Internet cho các máy tính Công ty, TSCĐ loại này cần phải chú trọng đổi mới về cả chất lợng và số lợng. Máy móc thiết bị còn sử dụng đợc, có tỷ lệ hao mòn 20.56%, giá trị còn lại là 8.804.868.642 VNĐ (chiếm 83.81% tổng giá trị còn lại của TSCĐ) nhng công suất sản xuất trung bình, cần phải đầu t đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, công suất lớn, đảm nhận thi công đợc các công trình đòi hỏi tính kỹ thuật cao.

Để thấy rõ hơn thực trạng của TSCĐ, ta phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ (bảng 6 : Tình hình tăng, giảm TSCĐ trong những năm qua).

Nguyên giá TSCĐ đầu năm 2004 là 9.144.695.745 VNĐ cuối năm là 13.361.034.815 VNĐ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ tăng thêm là 4.216.339.070 VNĐ (hay 46.11%). Điều đó chứng tỏ trong năm 2004, Công ty đã có những quan tâm đặc biệt trong việc đầu t bổ sung một số lợng lớn máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ SXKD, tăng năng lực sản xuất, tạo lợi thế của mình trong cạnh tranh.

- Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 774.963.810 VNĐ (chiếm 8.47% tổng nguyên giá TSCĐ) cuối năm là 1.111.392.381 VNĐ (chiếm 8.32% trong tổng nguyên giá TSCĐ) tăng về số tuyệt đối là 336.428.571 VNĐ, do Công ty vừa mới đầu t xây dựng một số văn phòng mới tại các chi nhánh Cao Bằng, Hà Giang để phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo chỗ ở cho công nhân tham gia thi công các công trình. Tuy nhiên do đặc tính kinh doanh là thực hiện dự án ở nhiều địa bàn nên các văn phòng, lán trại có tính chất tạm bợ, không ổn định, đó cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp xây dựng.

- Máy móc thiết bị của Công ty thời điểm 31/12/2004 tăng 3.806.527.165 VNĐ ( tơng ứng 82.95%) so với thời điểm 31/12/2003. Năm vừa qua Công ty đã đầu t bổ sung thêm một số máy móc thiết bị, việc đầu t này là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao chất lợng công trình. Máy móc, thiết bị chuyên dụng : máy xúc đào, máy xúc lật, máy ủi, xe tải ben, xe gạt, máy lu, khoan hở, xe cẩu, máy phát điện,… phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, tuy nhiên công suất sản xuất chỉ mới đáp ứng đợc các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Để có thể tham gia thực hiện các dự án “tầm cỡ”, tăng vị thế của Công ty trong thời gian tới thì đầu t đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ là cấp thiết. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng khâu quản lý sử dụng TSCĐ để khai thác, tân dụng triệt để công suất tối đa của máy.

- Thiết bị dụng cụ quản lý cũng đợc đầu t bổ sung, nguyên giá dụng cụ quản lý đầu năm là 35.622.666 VNĐ, cuối năm là 60.956.000 VNĐ ( tăng 25.333.334 VNĐ). Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các thiết bị phục vụ văn phòng nh máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại các chi nhánh, gắn liền với mục đích tăng hiệu quả công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phơng tiện vận tải tăng 48.050.000 VNĐ trong năm 2004, tính tới thời điểm 31/12/2004 nguyên giá TSCĐ loại này là : 1.104.414.900 VNĐ, đợc sử dụng phục vụ cho việc đi lại trong nội bộ, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Công ty đã

đầu t mua một số loại xe : ô tô ISUZU TROOPERS, ô tô Jolie, uóat,…nhng với số l- ợng nh hiện nay chỉ đáp ứng đợc một phần nhu cầu vận chuyển trong SXKD do các công trình thi công nằm rải rác, cách xa nhau. Công ty cần chú trọng đổi mới TSCĐ này hơn nữa, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tơng lai về đoàn xe chuyên chở giữa các chi nhánh, vấn đề này trở nên cấp thiết hơn khi thực hiện chiến lợc kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu trong những năm tới.

Tóm lại, cơ cấu TSCĐ chia theo công dụng kinh tế của Công ty nh vậy là tơng đối hợp lý phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng, khai thác mỏ, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ theo dõi thờng xuyên. Đối với Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc máy móc thiết bị và công nghệ có vị trí quan trọng, nó luôn đòi hỏi phải thờng xuyên đầu t đổi mới đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trờng.

2.2.1.2.Theo cách phân loại theo tình hình sử dụng

Ngoài ra, TSCĐ của Công ty còn đợc phân loại theo hình thức sử dụng, đợc thể hiện qua bảng biểu sau:

Bảng 7 : Kết cấu TSCĐ theo hình thức sử dụng (31/12/2004)

Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Tỷ trọng(%) Tổng nguyên giá 13.361.034.815 2.854.967.118 10.506.067.697 100 1. TSCĐ đang dùng 13.361.034.815 2.854.967.118 10.506.067.697 100

2. TSCĐ cha cần dùng 0 0 0 0

3. TSCĐ chờ thanh lý 0 0 0 0

Qua bảng 7, số TSCĐ đang dùng trong SXKD chiếm tỷ trọng tơng đối 100%, chứng tỏ Công ty đã cố gắng rất lớn trong việc huy động sử dụng tối đa TSCĐ vào SXKD.

Nhờ phân loại TSCĐ theo cách kết hợp 2 phơng pháp trên mà Công ty nắm chắc đợc trình độ trang thiết bị kỹ thuật của mình, nắm đợc việc quản lý tài sản và

tính khấu hao TSCĐ hiện có, vốn cố định còn tiềm tàng hay ứ đọng từ đó giúp Công ty thuận lợi trong việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tiềm lực SXKD cần khai thác.

Mặt khác, cũng nh phần lớn các doanh nghiệp sản xuất ở nớc ta hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc cha phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Vì thế nhìn vào các bảng biểu quản lý TSCĐ ở Công ty chỉ thấy các chủng loại TSCĐ có hình thái vật chất chứ không tìm đợc TSCĐ không có hình thái vật chất. Ta không nắm đợc chi phí thành lập Công ty hay chi phí su tầm phát triển, thơng hiệu, vị trí … của Công ty, trong lúc chính chúng ta tạo nên “hàm lợng chất xám” trong sản phẩm của Công ty, giá trị của chúng ngày càng đợc đánh giá cao trong thời đại hiện nay, khi mà cuộc cách mạng kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nh vũ bão.

Ngoài việc nghiên cứu kết cấu, tình trạng và việc huy động TSCĐ vào SXKD thì cần phải xem xét đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định của Công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ ở Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ miền Bắc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w