Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc

Một phần của tài liệu k2527 (Trang 74 - 80)

9 14/6/15 Samsung Vina

3.1.1) Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam- Hàn Quốc tăng nhanh trong thời gian qua cho thấy cả hai nước đã phát huy được lợi thế so sánh của mình và thương mại đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế hai nước. Tuy nhiên, những kết quả đạt được cũng chưa phản ánh đúng tiềm năng của hai nước, nhất là từ phía Việt Nam, hiện nay nhập siêu quá lớn. Để cải thiện tình trạng nhập siêu hiện nay, Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chứ không phải bằng cách giảm nhập khẩu.

Theo tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc Bùi Quang Hào nhận định từ năm nay (2007) hàng hóa Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Hàn Quốc do hai bên thực thi cam kết FTA giữa

ASEAN - Hàn Quốc, miễn thuế đối với 70% mặt hàng nhập khẩu. Đồng thời, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam được hưởng quy chế thuế theo quy định và có điều kiện thuận lợi để xúc tiến đàm phán song phương giải quyết một số vấn đề liên quan đến hàng rào phi thuế quan của Hàn Quốc như kiểm dịch động, thực vật. Cơ hội được mở rộng nhưng hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác trong ASEAN và đặc biệt là Trung Quốc về chất lượng, giá cả, mẫu mã, khả năng giao hàng nhanh và ổn định. Do đó, Việt Nam cần có quy hoạch chiến lược các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư một cách có hệ thống, chuyên nghiệp và biết cách quảng bá sản phẩm. Khoảng giữa năm nay, vào dịp Hội chợ hàng nhập khẩu của Hàn Quốc, Bộ Thương mại dự định sẽ tổ chức Tuần thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cân đối thị trường xuất khẩu trên thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tham dự các hoạt động về xúc tiến thương mại, đầu tư trong Tuần Việt Nam tại Hàn Quốc đầu tháng 5 tới.

Về tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam trong thương mại với Hàn Quốc, với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc nhập siêu là tất yếu do cơ cấu mặt hàng khác nhau. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất cho công ty Việt Nam và công ty Hàn Quốc ở Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nông, thủy sản, giá trị kim ngạch thấp.

Dưới đây là một số mặt hàng còn nhiều tiềm năng và triển vọng xuất khẩu sang Hàn Quốc:

Hiện nay Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 12 tỷ USD/ năm các mặt hàng thực phẩm. Với mức thu nhập bình quần đầu người đã vượt quá 10000 USD/ năm, người dân Hàn Quốc ngày càng có nhu cầu lớn về các loại thực phẩm có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hương vị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là thị trường nhiều tiềm năng nhưng hằng năm Việt Nam chỉ xuất khẩu được một lượng rất nhỏ các mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc, vì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sơ chế, có giá trị thấp.

-Thủy sản:

Nhu cầu nhập thủy sản của Hàn Quốc là rất lớn, trung bình mỗi năm là 1,3 tỷ USD. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc mấy năm gần đây tăng lên và luôn là mặt hàng chiếm vị trí số một. Tuy nhiên thị phần của hải sản Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc năm 2005 là 5,8% đứng thứ 5 sau các nước Trung Quốc, Nga, Mỹ và Nhật Bản. Theo báo cáo của Bộ Nông Lâm Hàn Quốc, tiêu dùng thịt của người dân Hàn Quốc năm qua giảm xuống do lo ngại các bệnh dịch ở bò và gia cầm xảy ra ở nhiều nước mấy năm gần đây, và do vậy họ có xu hướng tiêu dùng thủy sản nhiều hơn.Việt Nam cần nắm bắt tình hình này và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, đặc biệt là một số loại có ưu thế của Việt Nam như: tôm, mực khô, mực đông lạnh, chả cá, cá khô, cá đông lạnh,cá phi lê. Hiện nay Việt Nam đã có 6 phòng xét nghiệm của NAFIQACEN được công nhận trong việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc cùng danh sách 174 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc, đó là những thuận lợi rất lớn cho hàng thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Mặt khác, theo Bộ Thuỷ sản, từ đầu năm 2007, mỗi năm các nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập

khẩu đối với khoảng 7.300 tấn tôm và 2.000 tấn mực nang đông lạnh

sang thị trường Hàn Quốc.

Ngoài ra, lượng hàng thuỷ sản nhập khẩu ngoài hạn ngạch cũng sẽ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi MFN của Hàn Quốc.Thoả thuận này nằm trong Hiệp định thương mại hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Mặc dù số lượng hàng được miễn thuế không nhiều, nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc.Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc đạt khoảng 200 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Cục Thanh tra chất lượng thực phẩm thuộc Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Hàn Quốc vừa công nhận thêm 13 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc, nâng tổng số doanh nghiệp được xuất khẩu sang thị trường này lên 298 doanh nghiệp.

- Cà phê:

Hằng năm, Hàn Quốc nhập khẩu cà phê trị giá trung bình khoảng 67 triệu USD/ năm, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam( là nước đứng đầu) chiếm tới 19%. Tuy nhiên, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê chưa rang, giá trị thấp. Nếu Việt Nam chú ý đến chế biến mặt hàng này để có hương vị đặc trưng riêng cùng với tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh về cà phê Việt Nam thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê có giá trị cao hơn vào thị trường Hàn Quốc vẫn còn nhiều cơ hội thuận lợi.

Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 54 nước, trong đó các nước nhập khẩu trên 10.000 tấn cà phê là Hoa Kỳ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, áo, Hàn Quốc, Canada và Hà Lan. Hiện nay Việt Nam chỉ đứng sau Braxin về sản lượng cà phê

xuất khẩu, nhưng lại dẫn đầu về sản lượng và xuất khẩu cà phê vối, bỏ xa Inđônêxia vốn ngự trị vị trí số một về loại cà phê này được các nhà chế biến thường dùng để sản xuất cà phê tan. Với những nhận định như trên, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tăng lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc trong thời gian tới

- Cao su:

Hàn Quốc nhập khẩu mỗi năm khoảng 900 triệu USD cao su và sản phẩm cao su. Nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu dưới dạng mủ cao su tự nhiên nên có giá trị thấp.Hiện nay ở thị trường Hàn Quốc, Thái Lan chiếm 51%, tiếp theo là Inđônêxia 23%, MaiLaixia 19% tổng lượng mủ cao su tự nhiên. Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, năm 2006 Hàn Quốc nhập khẩu 23 nghìn tấn cao su từ Việt Nam. Có thể thấy rằng Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su đầy tiềm năng của Việt Nam.

- Rau củ quả:

Nhu cầu tiêu dùng rau quả của người Hàn Quốc có xu hướng tăng lên theo thu nhập. Năm 1970 tiêu dùng bình quân theo đầu người của Hàn Quốc về rau là 66,6 kg,quả 12kg, đến 1980 là 120,6kg rau, 16,2 kg quả, đến 1990 các con số tương ứng là 132,8 kg và 29 kg. Mặc dù Hàn Quốc có thể tự cung ứng nhiều loại rau quả cho nhu cầu trong nước, nhưng do khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông nên việc cung cấp rau quả cũng gặp nhiều khó khăn. Các nhà hàng và nhà sản xuất chế biến rau quả thường tìm đến nguồn cung cấp ổn định hơn, giá thành rẻ hơn. Do vậy mà mỗi năm Hàn Quốc nhập khẩu khoảng hơn 134 triệu USD các loại rau và gần 268 triệu USD trái cây các loại.

- Hàng dệt may, da giầy

Hàng dệt may, giầy dép vẫn là một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc cho đến giữa những năm 1980. Nhưng sau đó do chí phí tiền lương trong công nghiệp dệt may, giầy dép tăng nhanh, lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc về mặt hàng này giảm dần so với những nước đi sau như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước đang phát triển khác, vì vậy Hàn Quốc đã chuyển hướng sang các mặt hàng có giá trị cao với kỹ thuật công nghệ cao hơn. Tình hình đó đã tạo ra một thị trường có triển vọng hơn với hàng dệt may, giầy dép Việt Nam. Hiện nay, mặt hàng dệt may của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn thứ hai, chỉ sau thủy sản, năm 2003 là 67,42 triệu USD, chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc. Mặt hàng giầy dép đứng thứ 6 trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc, với 20,47 triệu USD chiếm 4,2% tỷ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc.

- Hàng đồ gỗ:

Đây là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2005 đứng thứ 7, đạt 46 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,9% tổng kim ngạch ngoại xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Đây là mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng, vì là mặt hàng mới trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nhưng đã sớm được mặt hàng này chấp nhận, đặc biệt là các loại đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên Việt Nam cần phải chú trọng nhiều đến việc giới thiệu quảng bá để mặt hàng này được phổ biến hơn nữa trên thị trường Hàn Quốc.

Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác, trong đó có những mặt hàng đã từng xuất khẩu sang Hàn Quốc, là những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam hiện nay như dầu thô, than đá, gạo, hàng thủ

công mỹ nghệ, điện tử… có tiềm năng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

Thực tế trên đã cho thấy rằng, đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc đã đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tíep tục phát triển quan hệ này trên cơ sở nguyên tắc hai bên cùng có lợi thì quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu k2527 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w