Cơ cấu đầu tư theo ngành

Một phần của tài liệu k2527 (Trang 62 - 64)

9 14/6/15 Samsung Vina

2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành

Giai đoạn đầu, Hàn Quốc trú trọng nhiều tới lĩnh vực đầu tư công nghiệp nhẹ như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi vì vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công giá rẻ. Song sau năm 1994 và đặc biệt là gần đây Hàn Quốc đã tiến tới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Hướng tăng trưởng đầu tư này rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành kinh tế 2005

Về cơ cấu ngành đầu tư của Hàn Quốc , trong năm 2005, nếu như Đài Loan, Singapore đầu tư vào Việt Nam yếu hướng vào các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch thì đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp và xây dựng , với 117 dự án (chiếm đến 72,6% về số dự án) có tổng số vốn đầu tư 502 USD (chiếm 77% về vốn đầu tư). Lĩnh vực dịch vụ và du lịch thu hút 25 dự án với tổng số vốn đầu tư 133 triệu USD.

Năm 2006, Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào Công nghiệp và Dịch vụ trong đó công nghiệp nặng chiếm 55%, xây dựng chiếm 30%, còn lại là các ngành khác.

Như vậy ta có thể thấy được so với năm 2005 thì năm 2006, Hàn Quốc ngày càng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhất là công nghiệp nặng và xây dưng khách sạn và chung cư. Nếu chỉ xem xét đơn thuần về số liệu thống kê về vốn đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam vào cách ngành như trên, có thể làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu k2527 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w