Giọng trữ tình lãng mạn

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI (Trang 69 - 72)

Song hành với giọng điệu mỉa mai, châm biếm ấy là những khoảng lặng trữ tình. Trữ tình xen vào những câu chuyện kể tạo nên một khúc vĩ thanh ấn tượng, đặc biệt là chuyện về người cá. Có lẽ đây là câu chuyện đậm màu sắc cổ tích nhất trong tác phẩm. Mọi chuyện như được sắp đặt một cách tình cờ, cuộc gặp gỡ của cô tiên kể chuyện cố tích và người cá, mối tình chưa biết mặt đã yêu của cô tiên và bố của người cá … Sự tình cờ đưa đẩy để họ trở thành những mảnh ghép nối của một gia đình nhỏ. Bao bọc trong không khí của câu chuyện là sự sáng trong của tâm hồn người cá, sự yêu thương của người đàn bà và người đàn ông. Nhưng cái kết của câu chuyện cổ thời hiện đại ấy là không có màu sắc thần tiên. Cuối cùng, người cá chết vì kiệt sức sau một thời gian dài ngâm mình trong bể bơi. Người cá lại không hề biết bơi và chết vì nước. Đó là một nghịch lí đau

xót của cuộc sống hiện đại. Người mẹ kế yêu thương của người cá lại quên bẵng đứa con của mình vì đắm chìm với mối tình cũ. Người bố yêu thương nó thì mải miết cùng chuyến công tác và thậm chí còn không ở bên cạnh nó trong những giây phút cuối cùng. Gia đình yêu thương tan biến. Những thanh âm trong trẻo, hạnh phúc nhất trong tác phẩm cuối cùng đã đứt vỡ.

Đến những phút cuối đời, người cá vẫn "đòi nghe chuyện kể", thằng Cá thỉnh

thoảng lại hỏi xem con chó có đến không?". Nó vẫn mơ hồ về sự thật của cuộc

sống bởi luôn được bao bọc bởi những câu chuyện cổ tích. Người cá như một thanh âm lạc lõng trong chuỗi bản nhạc xô bồ. Cuộc sống đầy nhưng toan tính bon chen, những điều giả trá không thể dung nạp được một tâm hồn quá đỗi trong trẻo và mù nhoà về cuộc sống như thế. Cái chết của nó như là một qui luật đào thải nghiệt ngã của hiện thực cuộc sống. Cái chết của người cá phần nào đó giống với cái chết của nhân vật đứa trẻ 2 tuổi trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) hay sự ra đi của bé Hon trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài). Những nhân vật ấy đều ra đi khi chỉ mới là những đứa trẻ. Dường như sự sáng trong, thánh thiện đến mù mờ về cuộc sống không thể tồn tại trong xã hội đầy những biến động đổi thay, đầy những toan tính vụ lợi này Sự ra đi hiểu theo một cách khác thì có ý nghĩa như là sự bảo tồn của cái đẹp. Tâm hồn sáng trong ngây thơ của người cá sẽ vĩnh tồn trong lòng người đọc.

Nếu như giọng điệu hài hước, châm biếm như là một phương thức để phản ánh cuộc sống, giọng trữ tình là một nốt lặng để nhìn về những điều tốt đẹp hiện tồn thì giọng chiêm nghiệm triết lí là những thông điệp, những ngẫm suy của nhà văn đối thoại với bạn đọc.

Nhà văn thường gửi những ngẫm suy về cuộc sống qua các nhân vật, đặc biệt là nhân vật người đàn bà : "Từ lúc nào chị đã từ bỏ ý nghĩ sửa sang thế giới.

Người ta phải sửa sang chính mình cho phù hợp với thế giới". Đó là sự thức nhận

về chân lí của một thời đại. Một thời gian dài con người ảo tưởng về khả năng vẫn xoay vũ trụ, khả năng lay chuyển cả thế giới, cả xã hội đều là những anh

hùng, vĩ nhân. Cái tôi rạn vỡ, hoài nghi, hiểu về giới hạn của mình mới là cái tôi thực của con người thời đại mới.

Nhà văn thức nhận đầy xót xa về cuộc đời : "nhưng những điều rốt

cuộc mà đời người mang theo hình như bao giờ cũng nhiều chất ngụ ngôn".Chất

cổ tích luôn ít hơn chất ngụ ngôn, đó mới là bản chất thực của cuộc sống, đời người. Tiểu thuyết này được viết theo lối nhại lại câu chuyện cổ nổi tiếng Nghìn

lẻ một đêm nhưng kết truyện lại phủ định chất cổ tích của cuộc đời mà nhấn mạnh

chất ngụ ngôn. Đó là một sự đối thoại trở lại, một sự nhìn thẳng vào hiện thực của cuộc sống.

Qua đó chúng ta thấy rằng, các giọng điệu không tồn tại như những âm giai tách biệt mà luôn có sự đan cài với nhau. Giọng chủ đạo của tác phẩm là giọng cười cợt châm biếm và sự tham gia, đan xen của giọng trữ tình và giọng chiêm nghiệm triết lí tạo nên sự phức hợp, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhiều chiều của tác giả về hiện thực. Nhà văn không đưa ra lời phán truyền chân lí cũng không mở ra sự lựa chọn những con đường giải quyết những vấn đề ngổn ngang trong xã hội mà chỉ là sự quan sát, phơi bày, đánh giá, đúc rút thành những qui luật … Vai trò dẫn đường, người đi tìm chân lí của nhà văn đã bị mờ nhoà, thay vào đó là hình ảnh một nhà văn tham dự, đứng ngang hàng với nhân vật để đối thoại với bạn đọc. Giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái đã biến đổi qua từng tác phẩm, từng thời kì sáng tác vừa thể hiện sự phong phú và nỗ lực đổi mới của nhà văn, vừa giúp nhà văn bộc lộ rõ hơn tư tưởng của mình, quan niệm nghệ thuật về con người của mình.

3.4 Không – Thời gian nghệ thuật

Không gian, thời gian là những phẩm chất quan trọng định tính của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm. Nghệ thuật ngôn từ thuộc nhóm các nghệ thuật động, các nghệ thuật thời gian. Nhưng hình tượng văn học, về mặt hình thức được khai triển trong thời gian, về mặt nội dung nó tái tạo bức tranh vừa

không gian vừa thời gian về thế giới, hơn nữa, lại tái tạo ở bình diện giá trị tư tưởng.

Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, con người bao giờ cũng tồn tại giữa một không gian và thời gian xác định. Trong tác phẩm văn học không thời gian nghệ thuật chính là nơi để cho nhân vật tồn tại và vận động, đồng thời là phương tiện nghệ thuật để tái hiện đời sống.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w