Hồ Anh Thái với cái nhìn nhân văn thấm đẫm chất trữ tình trẻ trung. Vẻ đẹp tâm hồn con người được khai thác ở nhiều góc độ mang đến cho người đọc sự ấm áp của tình người và niềm tin trong cuộc sống. Trong các truyện ngắn và tiểu thuyết ông tập trung miêu tả quá trình biến đổi trong nhận thức của những chàng trai đang ở độ tuổi trưởng thành. Họ đều là những thanh niên mới lớn, bướng bỉnh và có cá tính. Họ khát khao cái đẹp và có khát vọng hoàn thiện mình.
Các nhân vật trong tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn được đặt trong những tình huống để bộc lộ bản chất đến tận cùng qua sự trải nghiệm của bản thân, để từ đó mà nhân vật thức tỉnh ra lẽ phải trái, đúng sai… Hồ Anh Thái đã xây dựng trong tác phẩm của mình các mâu thuẫn nhân cách hoàn thiện để cho những người đang khao khát hoàn thiện soi vào đó. Con người hướng thiện là một điểm sáng của tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Nhân vật “chị” trong Mười lẻ một đêm là tiêu biểu cho kiểu con người này. Ngay từ khi còn là một cô sinh viên, chị đã luôn nghĩ mình là con nhà lá ngọc
giờ cũng khoan thai. Đi đứng thẳng thẳn, đầu hơi ngẩng cao kiêu hãnh. Không lê dép quèn quẹt gõ giầy bình bịch , nhưng cũng không nhấc chân quá cao….Nói năng luôn từ tốn, luôn giữ không nói liếng thoắng lanh chanh bộp chộp hồ đồ…Từ trong lòng, cô luôn thương cảm cho những người bình dân như mẹ mình, như cô bạn gái gốc quê… Ta không xa cách quá để người ta oán mình kênh kiệu, người ta e dè…Chỉ với những cử chỉ, suy nghĩ đó, cho thấy chị là một con người luôn
muốn hoàn thiện mình nhưng song song với điều đó chị lại có một ý thức trách nhiệm cao, chị luôn suy nghĩ cho người khác… Cô xung phong một mình đi bắt
quả tang nhà văn hóa lớn đái bậy trong khu vực phường…
Theo hành trình của chị từ quá khứ đến hiện tại ta thấy đây là một quá trình hướng thiện vô cùng gian nan, đầy chông gai, vất vả. Chị phải chứng kiến cảnh người mẹ mà chị rất mực thương yêu lại đi quan hệ với người này đến người khác. Lòng chị quặn thắt như hàng ngàn mũi dao đâm vào tim gan chị. Có lần chị cũng đã oán hận mẹ, nhưng không với tấm lòng nhân từ chị đã lại bỏ qua cho mẹ và vẫn dang rộng vòng tay đón mẹ trở về…Lâu lâu mẹ lại sa vào tình yêu mới, lại
rạc người đi ăn đi chơi đi nhảy nhót. Lại đi qua đêm. Con gái ở nhà bồn chồn ra ngóng vào trông. Chong đèn thức đợi mẹ về mở cửa lúc nữa đêm…Sai thì sửa. Lỡ bước sa chân, thất thểu quay về trong thất bại đắng cay. Con gái lại mở rộng vòng tay bao dung ra đón mẹ trở về. An ủi khuyên giải cho nguôi dần đi…Trong gia đình vị trí mẹ con luôn đảo ngược. Con gái luôn nghiêm túc chín chắn bao dung. Bà mẹ luôn tươi trẻ hiếu động nông nỗi lầm lỡ…Người con giờ đây trở thành vai
trò của người mẹ. Mặc dù trải qua những khó khăn, tủi nhục nhưng chị luôn cố gắng hoàn thiện mình, luôn từng bước đem lại cho những người mà mình thương yêu được vui vẻ, hạnh phúc…Qua hành động trả lại quà của những người cấp dưới đem tới biếu cho chồng, càng giúp ta thấy rõ bản chất đích thực trong con người chị. Bởi chị không muốn chồng mình lại sa vào con đường tội lỗi do đồng tiền mang lại…Sau đó chị gọi điện thoại cho hiệu trưởng trường trẻ em khuyết
tật. Nhân dịp năm hết tết đến ông Vip có quà cho các cháu. Một giàn karaoke. Mấy cành đào cho các cháu trang trí hái hoa điều ước đầu xuân…Hướng thiện là
ở đó, một hành động rất cao thượng, làm rung động lòng người. Nhưng điều đáng nói ở chị là việc chị chăm sóc thằng Cá – con riêng của chồng. Một đứa bé tật nguyền, chị yêu nó bằng tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ dành cho con mình…Chị cuống cuồng gọi xe đưa thằng cá đi bệnh viện… Chậm quá. Sao
mà chậm quá. Xe bò lê mãi mới đến được bệnh viện…Ba đêm liền chị ở bên thằng Cá. Đêm thứ chín. Đêm thứ mười. Đêm thứ mười một.Thường xuyên cả ban
ngày…Năm năm trời lấy ông Víp, chị đã kể cho nó cả nghìn lẻ một đêm. Bây giờ phải kể thêm ba đêm nữa… Qua trạng thái bồn chồn lo lắng đó của chị đã cho
thấy rằng chị đã dành hết tình yêu thương cho thằng Cá. Một tình yêu thiêng liêng, sâu kín, thầm lặng, đem lại cho ta một sự xúc động, ngưỡng mộ sâu sắc.
Nhà văn thường gửi những ngẫm suy về cuộc sống qua các nhân vật, đặc biệt là nhân vật người đàn bà : "Từ lúc nào chị đã từ bỏ ý nghĩ sửa sang thế giới.
Người ta phải sửa sang chính mình cho phù hợp với thế giới". Đó là sự thức nhận
về chân lí của một thời đạiMột thời gian dài con người ảo tưởng về khả năng vẫn xoay vũ trụ, khả năng lay chuyển cả thế giới, cả xã hội đều là những anh hùng, vĩ nhân.
Đây là một vấn đề cũng khá nhạy cảm được Hồ Anh Thái đề cập đến trong tác phẩm của mình. Đó là bi kịch của con người. Đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống mới sau chiến tranh và cụ thể hơn là cuộc sống hiện tại với những phức tạp của xã hội hiện đại. Hồ Anh Thái viết trong Mảnh vỡ của đàn
ông: Người đàn bà hóa là mảnh vỡ của người đàn ông đã mất. Người thì cam chịu số kiếp của một mảnh vỡ, âm thầm nơi riêng khuất, dù vẫn dai dẳng một ước mong tìm được những mảnh vỡ khác để hàn gắn lại. Người thì làm mảnh vỡ lăn lê ra đường đi lối lại mà đâm mà cứa vào những bàn chân may mắn, trả thù cho số phận hẩm hiu của mình. Số phận của người phụ nữ đầy trái ngang, nghiệt ngã,
đau thương nhưng chính vì lẽ đó mà chị càng muốn hoàn thiện mình hơn. Chị đã ý thức được những mặt xấu của xã hội đang dần ngự trị, chiếm lĩnh và làm phai nhòa đi những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn xưa. Do đó, chị càng nỗ lực phấn đấu, quyết tâm xua tan những cái xấu xa, đen tối đang còn hiện hữu ở khắp mọi nơi
trong nhịp sống hối hả này... Thời gian trước khi lấy chồng, chị tích cực công tác
xã hội. Vụ bắt được nhà văn hóa lớn kí vào biên bản tăng thêm uy tín cho cô gái… Cô đi dạo như một hình thức thể dục. Ban đầu thì thế. Nhưng dần lại kèm việc ngó nghiêng quan sát của nhà hoạt động xã hội. Chỗ nào ống cống bị ăn cắp, cái miệng hở hoác làm người đi đường có nguy cơ sa chân…Nhưng những người như cô thì không chịu. Nhắc nhở. Nhắc nhở không được thì mai phục bắt quả tang lập biên bản… Cô làm những việc ấy, có chút ái ngại cho đám chúng sinh lầm lũi đất cát. Thương hại. Như một người bề trên giữ cho mình quyền phán xử đúng sai sạch bẩn… Tất cả những việc làm đó không phải chị làm cho riêng mình mà là
cho tất cả mọi người. Chị muốn xã hội này không còn bất công, không còn những tệ nạn đang len lõi vào trong mỗi một con người.
Hồ Anh Thái đã cho ta thấy rằng, trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc sai lầm, có những sai lầm nghiêm trọng, có những sai lầm dẫn đến chết người, khó có thể tránh được. điều quan trọng là phải biết đối diện với những sai lầm ấy, cá nhân ý thức được để sữa chữa, vươn lên mới đáng quý, đáng trân trọng.
Và có lẽ chỉ có tình yêu thương con người và sự thức tỉnh của con người mới có thể hóa giải, diệt trừ tận gốc cái ác, xây dựng cái thiện. Ngay chính bản thân nhà văn cũng tâm niệm về tác phẩm của mình: “Kẻ làm ác ở đây bị tiêu diệt bằng chính điều ác mà chúng định gây ra cho người lương thiện, một thứ hình phạt tự thân. Nhưng cõi người cũng bao dung lắm.
Chính vì lẽ đó,Mười lẻ một đêm là một câu chuyện rộng lớn về cuộc sống thể hiện một cái nhìn bao quát, khả năng phản ánh và phân tích những tồn tại trong xã hội, một tài bút hài hước kiểu mới của tác giả. Tác phẩm một lần nữa khẳng định vị trí của Hồ Anh Thái, thể hiện những bước tiến dài của ông trong nghệ thuật tiểu thuyết. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không tìm hiểu toàn diện về tác phẩm Mười lẻ một đêm mà chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết để từ đó nhận diện những mảng hiện thực đời sống trong sáng tác của nhà văn, tìm hiểu về phong cách độc đáo của ông.
Chương 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI NHÌN