Bên cạnh hình tượng con người bản năng, Hồ Anh Thái cũng thành công
trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong xã hội hiện đại. Trong tiểu thuyết của anh, sự tha hóa cũng đồng nghĩa với cái ác.
Có một cặp nhân vật nghịch dị không thể không nói đến trong Mười lẻ một
đêm, đó là giáo sư Một tên Xí, giáo sư Hai tên Khoả. Ông Khoả vốn là chồng thứ
năm của nhân vật Bà mẹ. Ông khác đời ở cái bệnh cười vô tiền khoáng hậu: Chỉ
định bật lên một tiếng cười thôi thì cứ thế mà cười mãi. Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười. Không có thuốc chữa tận gốc căn
bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình thế: Hễ bật lên tràng cười không tắt được thì
chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt luôn. Từ cái bệnh cười ấy của ông mà tác giả
cho chúng ta một "xen" hài kịch đáng xem: ông Khoả hướng dẫn luận văn cho nữ
sinh viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân. Thầy bật cười khan. Cười khan tức là chỉ cười một tiếng. Chết dở, nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em. Thầy cười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cười bất tận. Cô sinh viên hoảng quá. Chẳng biết ứng phó thế nào. Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy. Đúng lúc nàng (tức Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hất chân con kia ra khỏi tay
chồng. Dứt. Hoạt cảnh này bóc lộ cái dâm, sự bất lực và cả cái quái đản của nhân
vật, chính vì thế mà người ta phải bật cười. Từ hình ảnh một ông giáo sư già, tay nắm chân một người con gái trẻ, miệng cười không dứt, người đọc có quyền liên tưởng tới hình ảnh một con đười ươi tay giữ ống tre, nhìn về phía mặt trời cười sằng sặc, như dân gian thường kể, không nhỉ? Đó là ông giáo sư Hai, còn người tạo nên với ông hình ảnh cặp bài trùng, ông giáo sư Một, thì sao? Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu với chúng ta rằng ông là một nhà văn hoá lớn, là người duy nhất trong đám giáo sư tiến sĩ có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy. Nhưng ngay sau đó, ông đã bị "lật tẩy" bằng chính những hành vi cực kỳ đối nghịch với các chuẩn mực văn hoá hiện hành. Dù không phải là đại biểu được mời tham luận trong một hội nghị quốc tế, ông vẫn "vô tư" phát biểu quá thời lượng cho phép, khiến cho cả chủ và khách đều lâm vào tình thế khó xử, mọi thứ rối tung như canh hẹ. Ông ăn uống trong bữa tiệc chiêu đãi sau hội thảo như trong chốn không người, đúng hơn, như một anh mõ trong xó bếp bần hàn của mình. Và đặc biệt là việc ông "tè bậy" vào chân nhóm tượng đài công nông binh - một công trình văn hoá - đều đều ngày hai lần, và bao giờ cũng khoan khoái, thoả mãn! Nhà văn hoá tiểu tiện vào công trình văn hoá, sự tương phản giữa cái "nó phải là" và cái "nó thực sự là" chính là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ cái hài. Chỉ có điều, cái "nó thực sự là" ở ông giáo sư Một, nhà văn hoá lớn, đã vượt ngưỡng phản văn hoá. Khai thác triệt để sự vượt ngưỡng này qua các hành vi ăn uống, tiêu hoá - vốn liên quan đến phần dưới cơ thể, phần được coi là thô, nặng, đục, uế tạp - của nhân vật, tác giả đã cho ta một hình ảnh đầy chất nghịch dị!. Để bắt nhập với sự phát triển của xã hội mà họ trở nên tha hóa mất đi những phẩm chất vốn có của mình. Và rồi từ đó họ dần dần hiện lên với sự tham lam, bỉ ổi, đồi bại.Không nói đâu xa người chồng mà chị gắn bó cả cuộc đời lại là một trong những con người như thế. Chính ông đã làm chi vô cùng ngạc nhiên và thất vọng…Đúng là chỉ còn hai vợ
chồng giữ đống ngổn ngang. Ông Víp lại con lúi húi mở ngay cái hộp đầu karaôkê. Ông thắc mắc, sao bọn này chỉ biếu có mỗi cái đầu karaôkê nhỉ?. Ông thích hát karaôkê, thằng Cá cũng thích. Nhà có hẳn một phòng cách âm thiết kế để
hát karaôkê tại gia… Lạ nhỉ, ông Víp lẩm bẩm, bọn này cho gì chỉ cho mỗi cái đầu? Nói thế một lát, ông gọi điện ngay. A lô ảm ơn các cậu gửi tặng cái đầu karaôkê, nhưng mà sao không thấy bộ giàn nhỉ, hay là đễ lẫn vào đâu đó, mình tìm trong đống này chưa thấy? Ông quay ra cười với chị. Chúng nó xin lỗi bỏ sót cái giàn, mai nó đưa đến em có nàh thì nhận nhé. Có đời nào cho cái dây bò mà quên cho con bò. Cái đầu karaoke khoảng năm triệu, nhưng bộ giàn nữa tổng cộng ba chục triệu. Đời bảo được voi thì đòi hai bà trưng. Chỉ qua câu nói của ông ta thấy
được bản chất tham lam vô đối của ông. Qủa đúng như vậy, thời buổi kinh tế thị trường đã làm hũ hóa đi những gia phong, những nề nếp vốn có từ lâu của dân tộc ta. Họ bất chấp tất cả cho lợi ích của mình và chỉ có cá nhân mình mà thôi. Ông Víp chính là một minh chứng cho kiểu con người tha hóa, con người tiêu biểu cho xã hội lúc bấy giờ. Ngay cả đối với chị ngay từ khi lấy ông Víp thì Một
điều không thể từ chối là công danh của riêng chị. Lấy ông Víp được năm năm rồi đương công danh của chị trở thành đường cao tốc... Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ… Chị được đề bạt trưởng khoa, hứa hẹn sẽ là phó hiệu trưởng. Hai ông giáo sư đầu râu tóc bạc bên viện tình nguyện làm biên tập cho luận án của chị để xuất bản thành sách. Một trong hai ông còn đánh tiếng sẳn sang viết một cuốn sách cho chị đứng tên…Chịu biết mình có đủ điều kiện để trả công cho mấy ông giáo sư nọ. Giáo sư Một có con trai mới tốt nghiệp muốn xin về khoa của chị. Giáo sư Hai có em gái làm việc ở tỉnh miền núi đang muốn chuyển về trong bộ của chồng chị. Cả hai ông đều có nhu cầu được đề cử làm viện sĩ một nước Đông Nam Á…. Theo
con đường "một bước lên bà" của nhân vật Người đàn bà, người đọc được khám phá một phần những "bí sử" cười ra nước mắt ở chốn quan trường. Nhiều, và nhiều những kẻ giống như nhân vật ông Víp (chồng của người đàn bà), loại chính khách xuất thân từ những phong trào "cờ đèn kèn trống" cơ sở, năng lực yếu, chuyên môn kém, nhưng lại được đặt vào những vị trí công tác trọng yếu, và bản thân họ cũng rất biết kiếm lợi từ đó. Quan ông thì thế, quan bà cũng không kém. Hội các phu nhân vụ trưởng, phu nhân thứ trưởng, phu nhân bộ trưởng được nói đến trong Mười lẻ một đêm quả đúng là một êkíp mua quan bán tước, mua đất
kiếm lời đại tài và đầy gian ngoan. Tuy vậy, cái nét thô lậu "nhà quê" trong căn tính các mệnh phụ thì vẫn không sao gột rửa được. Chi tiết bà vợ một ông to "tắt mắt" lấy trộm cái đĩa sứ trong bữa tiệc do sứ quán nước ngoài chiêu đãi đã cho thấy điều này. Đó là một tiếng cười, tiếng cười lột tả đến đáy của sự thực: con vịt xấu xí không bao giờ có thể trở thành con thiên nga xinh đẹp!. Đó là tất cả những gì của xã hội đã hiên lên một cách sinh động, hóm hỉnh dưới bàn tay Hồ Anh Thái.
Ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi, ở mọi ngốc nghếch từ những mệnh phu nhân, ông giáo sư này, ông giáo sư nọ cho đến những người bình thường đều bị xã hội của thế lực đồng tiền ngự trị làm băng hoại những phẩm chất quí báu của ngàn xưa để lại.
Với nhân vật người đàn ông và chuyến đi dọc theo đất nước của anh, chúng ta tham dự hội Lim, nơi có "anh hai đi giày tây, chị hai đi giày khủng bố"; chúng ta lên vùng cao vào chợ văn hoá Bắc Hà, nơi mà những sơn nữ người Mông, người Dao đã biết sỗ sàng đòi tiền khách du lịch mỗi khi khách định chụp ảnh; chúng ta tới Đà Lạt, thành phố ngàn hoa với thác Cam Ly ngày một ít nước, còn rác rưởi thì vứt như thể đó là bãi tập trung rác cho cả khu vực! Theo chân Người đàn ông đưa con sang nước ngoài du học, chúng ta biết đến cảnh những du học sinh con các ông to bà lớn tụ bạ với nhau để chơi đêm, tán chuyện, đánh bài đánh bạc, hút hít chích choác, và "thực hành tiếng Việt đến mức điêu luyện" trên xứ sở của Anh ngữ! …
Anh đã bị thế lực đồng tiền chi phối, điều khiển dù là từ một việc nhỏ nhặt nhất…Anh phải tự tìm được trên mạng bài về hội họa về sắp đặt về biểu diễn.
Mày mò dịch ra tiếng Việt. Copy từng đoạn paste vào bài viết của mình. Bài viết Tây nẳn lên sang hẳn lên…Anh đã thành tác giả. Một nhà lý luận hội họa ngang ngữa với Họa Sĩ Trồng Chuối…
Với hai ông giáo sư khả kính Khoả và Xí, tác giả đưa chúng ta vào lãnh địa của khoa học xã hội nhân văn đương đại, nơi mà khá nhiều giáo sư đầu ngành "mãi mãi dừng lại ở trình độ cử nhân bổ túc công nông. Có thêm cái lanh cái ma
cái xảo của cá tính. Có thêm kiến thức tham khảo khoa học xã hội Đông Âu đến những năm 1980". Tóm lại, đó là những ngụy khoa học gia với đầy những cố tật: uyên bác rởm, tham quyền cố vị, lừa bịp người đời và cũng tự huyễn hoặc chính mình. Nhưng điều nguy hiểm là họ lại được một bộ phận đông đảo trong xã hội coi như là những giá trị.
Hồ Anh Thái thường trăn trở về cuộc sống bằng cái nhìn phân tích sắc sảo. Chân dung của hiện thực trong văn của ông có nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài chứ không đơn điệu. Đó không phải là thứ hiện thực “dẹt”, “phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều, là hiện thực “phân mảnh”. Nhưng đằng sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn cũng không mất đi niềm hy vọng vào con người. Anh dám nhìn thẳng vào nỗi đau, niềm nhức nhối bủa vây cõi người để gióng lên những tiếng chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang có mặt khắp nơi.