Hệ thống cảng biển

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 30)

II. Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistic sở nước ta hiện nay

2.3.1.Hệ thống cảng biển

Nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm. Nhóm 1: Cảng biển phía bắc từ Quảng Ninh tới Ninh Bình. Nhóm 2: Bắc Trung bộ từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh; nhóm 3: Trung Trung bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; Nhóm 4: Nam Trung bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; Nhóm 5: Đông Nam bộ và Nhóm 6: Đồng bằng sông Cửu Long. Các cảng biển cũng được thiết kế chuyên dụng, phân định thành 3 loại: Cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương (có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương đó) và cảng chuyên dùng (phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù chuyên biệt như dầu thô, than, quặng). Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa container vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao, trên 20%/năm trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên phân bố lượng hàng được vận chuyển qua hệ thống các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM. Trong khi đó, các cảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóa bốc xếp. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với các cảng biển.

Xu hướng tàu container ngày càng có kích thước lớn để giảm chi phí vận tải biển được cho là tác động không tốt tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, khi hạ tầng cảng biển trong nước vẫn chưa đầu tư theo kịp hạ tầng phát triển này.

Khối lượng hàng qua cảng tăng nhanh. Mỗi năm khoảng 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đi qua hệ thống cảng biển. Theo Cục hàng hải Việt Nam, cả nước có hơn 150 cảng, trong đó có 49 cảng được phân loại là cảng biển bao gồm 166 bến, 332 cầu tàu với tổng chiều dài hơn 40 km.

Trong những năm gần đây, khối lượng hàng thông qua cảng đã tăng đáng kể, từ 91,4 triệu tấn năm 2001 đến 181,11 triệu tấn trong năm 2007 (tăng 97% trong 6 năm). Dự báo rằng khối lượng hàng hóa này sẽ tăng lên 218 triệu tấn vào năm 2010, hơn gấp đôi vào năm 2015, và đạt tới 854 triệu tấn năm 2020.

Không ít về số lượng, lại liên tục được đầu tư nâng cấp song hệ thống cảng biển Việt Nam thực chất vẫn không thể đáp ứng yêu cầu cả về quy mô và chất lượng. Trên thực tế, với hơn 330m cầu bến với tổng chiều dài 39.951m (25.993 m dài bến hàng tổng hợp, container và 13.958 m dài bến hàng chuyên dùng, gần gấp 2 lần so với năm 1999), 160 bến cảng với hơn 300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển Việt Nam hiện do rất nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đầu tư, quản lý và khai thác. Với tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nước có thêm gần 2km cầu cảng.35 luồng vào cảng quốc gia công cộng và 12 luồng vào cảng chuyên dùng, cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam vẫn luôn được xếp vào hàng yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ so với yêu cầu và các nước tiên tiến trong khu vực.

Tuy vậy, khối lượng hàng hóa qua các cảng không đều, chủ yếu tập trung vào một số cảng lớn ở khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP.HCM. Hệ thống cảng biển Việt Nam có số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng là chủ yếu, bến container chiếm rất ít, trong khi đó xu thế vận chuyển hàng hóa bằng container ngày một tăng cao.Đấy là chưa nói đến việc chỉ có chưa đầy 2%, hay chính xác hơn 1,37% trong số hơn 330 cầu bến của cả nước có thể đáp ứng cho tàu trên 5 vạn DWT vào làm hàng. Cầu bến cho tàu 2 - 5 vạn DWT chiếm 21,43%, cho tàu 1 - 2 vạn DWT chiếm 39,72% và cho tàu dưới 1 vạn DWT chiếm 38,46%.

Cảng biển Việt Nam, tính về số lượng là thế, về chất lượng cũng “không khá hơn là mấy” theo nhận định có phần chua xót của nhiều chuyên gia. Trên thực tế, trừ một số bến mới được xây dựng đưa vào khai thác gần đây được trang bị các thiết bị xếp dỡ tương đối hiện đại còn lại hầu hết các bến cảng vẫn sử dụng các thiết bị bốc xếp thông thường, quản lý điều hành quá trình bốc xếp bảo quản giao nhận hàng hóa với kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên năng suất xếp dỡ của các cảng rất thấp.Bình quân năng suất xếp dỡ hàng tổng hợp 3.000 - 4.000 t/m dài bến, hàng container 12 - 25 thùng/cẩu - giờ, chỉ bằng khoảng 50 - 60% năng suất của các cảng tiên tiến trong khu vực.

Đáng nói hơn nữa, hầu hết các bến của Việt Nam đều không đáp ứng cho tàu có trọng tải trên 50.000 DWT ra vào làm hàng, nếu có, chủ yếu là các cầu bến chuyên dụng. Cầu cảng khả năng tiếp nhận cho tàu từ 2 - 5 vạn DWT chiếm 8,84%, tàu từ 2 - 3 vạn DWT chiếm 8,07%, tàu từ 1 - 2 vạn DWT chiếm 35,38% và cho tàu dưới 1 vạn là 46,53%. Riêng tàu chở hàng rời cỡ lớn từ 80.000 DWT và tàu container từ 6.000 DWT trở lên chỉ có thể “đứng từ xa mà nhìn vào bất lực”.

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 30)