Quá trình hình thành các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 (Trang 40 - 41)

II. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

1.Quá trình hình thành các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Ninh Bình có 02 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập là khu công nghiệp Ninh Phúc 334,02 ha và khu công nghiệp Tam Điệp 357 ha.

Khu công nghiệp Ninh Phúc (thuộc xã Ninh Phúc - thành phố Ninh Bình và xã Khánh Cư - huyện Yên Khánh) được Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số: 1723/CP-CN ngày 17/12/2003 và UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định thành lập số: 1687/QĐ-UB ngày 20/07/2004. Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp của Tỉnh. Đây là khu công nghiệp ưu tiên thu hút các dự án thu hút nhiều lao động địa phương; áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; sử dụng nhiều nguyên vật liệu địa phương; sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và khu vực; ít gây ô nhiễm môi trường. Các loại hình trong khu công nghiệp này bao gồm:

- Các nhà máy cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp, cơ khí đóng tàu. - Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp.

- Nhà máy phân đạm từ khí than. - Cảng khô ICD3 và dịch vụ hậu cảng.

Khu công nghiệp Tam Điệp (thuộc xã Quang Sơn và một phần thuộc phường Tây Sơn - thị xã Tam Điệp) nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt với quy mô 357ha (giai đoạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 (Trang 40 - 41)