Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 (Trang 37 - 38)

III. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững 1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giớ

3.Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường bộ được nâng cấp và xây dựng thêm khá nhiều. Tính riêng 5 năm 2001-2005, tỉnh Ninh Bình đã chủ động nâng cấp, xây dựng mới được 65km đường quốc lộ, đường liên tỉnh và đường liên huyện và 84% đường nông thôn được cứng hóa bề mặt. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống đường bộ vẫn còn hạn chế về quy mô và tải trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng của nhân dân.

Hệ thống đường thủy gồm 22 tuyến sông, trong đó có 4 tuyến do Trung ương quản lý và hệ thống kênh với tổng chiều dài gần 364,3 km; Có 3 cảng chính cũng do Trung ương quản lý (cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3), và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa, ụ tàu, khu neo tránh tàu... nằm trên các bờ sông và cửa sông, nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế đại phương.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh, có chiều dài 19km, đi qua 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao), thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, nhất là vận chuyển vật liệu xây dựng.

3.2. Mạng lưới các khu đô thị

Hệ thống đô thị phát triển khá và tương đối mạnh, đặc biệt là thành phố Ninh Bình (trung tâm của tỉnh), thị xã Tam Điệp và một số thị xã khác như thị xã Thiên Tôn, Phát Diệm, Nho Quan... đã được cải thiện, song vẫn còn chậm so với nhiều tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước.

Quy hoạch đô thị cũng từng bước được tiến bộ và hoàn thiện, trong đó đáng ghi nhận là quy hoạch thị xã Ninh Bình trở thành thành phố Ninh Bình (trong tương lai là thành phố Hoa Lư2), gắn liền các khu cơ quan công quyền,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 (Trang 37 - 38)