Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam (Trang 41 - 45)

Qua số liệu, tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính (nh bảng tổng kết tài sản, kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất theo yếu tố, bản giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) doanh nghiệp thờng xuyên nắm đợc số vốn hiện có, cả về mặt giá trị hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng, giảm vốn trong kỳ, mức dộ đảm bảo VLĐ, tình hình và khả năng thanh toán .. Nhờ đó, doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn

để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh đợc tiến hành thuận lợi theo chơng trình, kế hoạch đề ra nh huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn trả…

Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cờng quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, tài liệu kế toán tự nó cha thể chỉ ra những biện pháp cần thiết để tăng cờng hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn.Thông qua việc phân tích ,đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trớc để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ch

ơng 2:

I. tổng quan về tổng công ty than việt nam ( tct tvn).

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Than Việt Nam: Từ năm 1989 ngành than đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994, ngành than không những cha ra khỏi đợc vòng khủng hoảng mà còn gặp phải nhiều khó khăn hơn. Thị trờng than suy giảm ngày càng mạnh , ngành than vốn đã thiếu nguồn tài trợ nay lại bị cắt giảm hơn nữa nguồn ngân sách nhà nớc cấp ,thậm chí khấu hao cơ bản còn phải nộp ngân sách.

Thêm vào đó, các mỏ than thu hẹp sản xuất, giảm mạnh khối lợng bốc đất và đào lò, để lại những hậu quả khó khắc phục cho các năm sau. Cũng trong giai đoạn này. Hàng loạt các đơn vị khai thác đợc cấp phép, hầu hết các đơn vị này là các đơn vị khai thác nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn, không có năng lực khai thác. Hậu quả là việc khai thác than tại các doanh nghiệp Nhà nớc trở nên vô tổ chức, các doanh nghiệp Nhà nớc giành giật tài nguyên, tranh giành thị trờng lẫn nhau và đua chen xuất khẩu làm cho giá than trong nớc giảm xuống một cách giả tạo. Đặc biệt, nạn khai thác than trái phép đã nảy sinh và phát triển đến mức nguy hiểm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. trong đó phải kể đến: lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trờng, xáo trộn đời sống công nhân ngành Mỏ và nhiều hậu quả khác về mặt xã hội ở vùng Quảng Ninh và một số địa điểm khai thác khác trong cả nớc .

Trớc tình hình đó , Thủ Tớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 381 TTg ngày 27.7.1994 và chỉ thị 382 TTg ngày 28.7.1994 về xắp xếp tổ chức

lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than , tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho việc thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, đa ngành công nghiệp Than Việt Nam sang một bớc phát triển mới.

TCT TVN đợc thành lập theo Quyết định 563 TTg ngày 10.10.1994 Quyết định thành lập TCT TVN , hoạt động từ ngày 1.1.1995 theo Nghị định 13 CP ngày 27.1.1995 của Chính phủ về quy chế tổ chức hoạt động, Quyết định 2208QĐ-HĐQT ngày 30/12/1999 của HĐQT về việc ban hành quy chế tài chính của TCT TVN và Quy chế Tài chính của TCT TVN ban hành kèm theo QĐ 2208 QĐ-HĐQT.

Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT có quy định: “TCT TVN chịu trách nhiệm tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến than, tổ chức màng lới tiêu thụ than trên thị trờng nội địa và xuất khẩu than, bảo đảm nhu cầu than cho xây dựng đất nớc theo định hớng chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nớc, theo nhiệm vụ Thủ tớng Chính phủ giao cho TCT trong từng thời kỳ. Tận dụng các năng lực hiện có, TCT TVN thực hiện kinh doanh đa ngành trên cơ sở phát triển công nghiệp than trong những ngành nghề đợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.”.

TCT TVN ra đời góp phần loại bỏ nạn khai thác than vô tổ chức , sự tranh giành lẫn nhau trong ngành than và việc khai thác lãng phí tài nguyên quốc gia, đồng thời, tăng cờng công tác bảo vệ môi trờng, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân trong ngành và ổn định thị trờng than trong nớc tạo điều kiện cho các thành viên cùng phát triển.

Hiện nay, TCT TVN có 51 đơn vị thành viên trực thuộc trong đó có 37 đơn vị hạch toán độc lập, 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 9 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra TCT TVN còn tham gia góp vốn liên doanh trong các Công ty liên doanh: Công ty liên doanh Khách sạn Heritage Hà Nội và Hạ Long, Công ty liên doanh may Bái Tử Long, Công ty Giày Sơn Long,....

TCT TVN là một doanh nghiệp có quy mô rất lớn, tính đến ngày 31/12/1999, tổng số lao động của TCT là 78.958 ngời, trong đó có 51 cán bộ có trình độ trên đại học, 6.210 có trình độ đại học và cao đẳng, 8.975 ngời có trình độ trung cấp và 63.722 công nhân kỹ thuật. Nh vậy, hiện nay TCT có khoảng 7,9 % lao động có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng, 11,4 % lao động có trình độ trung cấp và 80,7 % lao động là công nhân kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w