1. Thực trạng quản lý chất lượng
2.4. Tăng cường hoạt động đào tạo nhằm nâng cao nhận thức của toàn bộ
cán bộ công nhân viên Xí Nghiệp về vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng:
Việc xây dựng và áp dụng HTQLCLtheo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã gây không ít khó khăn cho các tổ chức Việt Nam. Mặc dù hiện nay đã có gần 6000 tổ chức Việt Nam đạt chứng chỉ ISO nhưng có thể nói lợi ích mang lại đang là vấn đề gây tranh cãi. Thay vì là công cụ hữu hiệu để tổ chức hiệu quả hơn nhiều HTQLCLISO 9000:2000 ngoài tấm chứng chỉ treo tường nó đang trở thành một gánh nặng cho các tổ chức. Theo thống kê có 7 nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của các HTQLCLnhưng nguyên nhân quan trọng là do nhận thức không đúng bản chất của ISO 9000:2000, họ có tâm lý chống đối làm cho xong việc khi áp dụng Hệ thống này. Trong thực tế mặc dù đã cung cấp các khoá đào tạo nhận thức chung về ISO nhưng thời gian đào tạo ngắn kèm theo việc nhận thức của cán bộ công nhân viên chưa sâu kể cả một số cán bộ chủ chốt. Nhiều khi do không nhận thức được vấn đề các bộ phận sản xuất đẩy hết trách nhiệm về sản phẩm có chất lượng không tốt sang bộ phận KCS điều này dẫn đến tình trạng căng thẳng trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình.
Chính vì vậy phải đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng phải nhận thức đầy đủ các nội dung sau:
- Quan niệm về chất lượng và vai trò của chất lượng trong tình hình hội nhập với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.
- Quản lý chất lượng, HTQLCL và vai trò của HTQLCL đối với Xí Nghiệp, với chính cán bộ công nhân viên của Xí Nghiệp và với khách hàng.
của toàn bộ con người trong các hoạt động QLCL.
- Vai trò của cán bộ công nhân viên trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng.
- Các biện pháp chính là:
• Tổ chức tuyên truyền và trao đổi giữa các cán bộ và công nhân viên trong chi nhánh về kinh nghiệm và kiến thức về chất lượng và quản lý chất lượng. Đặc biệt là nên mời các chuyên gia tư vấn về chất lượng tham gia.
• Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực chất lượng cho toàn thể cán bộ công nhân viên
Kết hợp với phòng Kế toán để tính toán những chi phí phát sinh do chất lượng kém gây ra và việc đã giảm được các chi phí đó như thé nào từ khi áp dụng HTQLCL ISO 9000 để mọi người nhận thấy rõ lợi ích mà hệ thống mang lại.
2.4. Tiêu chí đánh giá:
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng )tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa-TCVN 5814- 1994). Như vậy, “khả năng thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hoàn thiện của sản phẩm. Quan niệm này đã dẫn đến xu hướng đồng hóa việc đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất là nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất ra với công nghệ quá lạc hậu. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng đã vượt ra khỏi phạm vi của sản phẩm. Xí Nghiệp
khách hàng tín nhiệm. Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, Xí Nghiệp còn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác như chăm sóc khách hàng…Điều đó có nghĩa là Xí Nghiệp không chỉ bán sản phẩm tốt mà còn phải giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong khi sử dụng.
Chất lượng sản phẩm phải thể hiện thông qua các yếu tố sau: - Sự hoàn thiện của sản phẩm: Sản phẩm sản xuất ra phải đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ của khách hàng, các mặt hàng đảm bảo đúng thông số đã đề ra( việc này sẽ do phòng Kỹ thuật kiểm tra, giám sát ) . - Giá cả: thể hiện chi phí để sản xuất sản phẩm thấp nhất có thể và đưa ra thị trường những sản phẩm có giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác. - Sự kịp thời: thể hiện cả về chất lượng và thời gian sản xuất cũng như quá trình bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
3. Kiến nghị: