- Xây dựng các định mức về vốn một cách cụ thể và khoa học dựa trên các điều kiện thực tế của Công ty và tình hình biến động của môi trường.
2. Công nghệ lao kéo dầm
- Khi dầm chủ sử dụng vật liệu thép, thì có thể áp dụng phương pháp lao kéo dọc trên các trụ trạm. Để giảm trọng lượng dầm làm việc theo sơ đồ ''congxon'' thì dầm chủ được gắn thêm mũi dẫn và quá trình lao kéo dọc trên trụ tạm được thực hiện như quá trình lao kéo dầm thép bình thường.
- Sau khi tháp cầu được xây dựng và dầm chủ được lắp đặt thì sẽ tiến hành lắp DV và điều chỉnh nội lực cho phù hợp theo thiết kế.
- DV được neo trực tiếp lên bệ neo của thép cầu và dầm neo đặt tại dầm chủ. Tuỳ theo cấu tạo của DV và hệ neo mà các dây có thể lắp đặt trên hệ dàn giáo nhẹ theo tuyến dẫn căng kéo từng tao không cần dàn giáo.
- Phương pháp này đơn giản và phù hợp với CDV có khẩu độ nhịp chính không lớn và kết cấu dầm chủ nhẹ.
- Tuy nhiên ở nhũng khu vực lòng sông có dòng chảy phức tạp thì phương pháp này không hiệu quả.
II.THI CÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ DÂY THIÊN TUYẾN
- Áp dụng để thi công ở vùng núi có nhịp nhỏ và trung bình (70 - 150m) qua các thung lũng, vực sâu hoặc sông suối chảy xiết mà sử dụng các phương pháp thi công bằng hệ nổi, trụ tạm không thực hiện được do các điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp.
- Khi đó kết cấu dầm chủ được chia thành hai phần và tuần tự ở hai đầu nhờ dây thiên tuyến căng trên hai đầu tháp và neo vào 2 hố neo tạm làm đường trượt qua sông, thung lũng..
- Sau khi thi công lao xong dầm chủ từ 2 phía, tiếp tục điều chỉnh cao độ và từng bước các liên kết hợp long của 2 phần kết cấu.
- DV được lắp vào trụ tháp và neo vào dầm chủ để tiến hành cang cáp và điều chỉnh nội lực.
- Phương pháp này có ưu điểm là không cần trụ tạm nên không làm cản trở giao thông và giảm chi phí cũng như khối lượng công viêc khi xây dựng trụ tạm.