Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI (Trang 71 - 74)

- Năm 2007: Tổng chi phí thực tế giảm 17% tuơng ứng 20,16 tỷ đồng so với năm 2006 Việc giảm là do:

1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘ

phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI

Từ ngày thành lập đến nay, công ty cổ phần thương mại – xây dựng VIETRACIMEX HÀ NỘI đã đạt được những kết quả nhất định. Khi nền kinh tế nước ta có xu hướng ngày càng phát triển, thủ đô Hà Nội đang được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và các công trình xây dựng dân dụng… những yếu tố đó tạo điều kiện cho ngành xây dựng nói chung và cho VIETRACIMEX HÀ NỘI nói riêng hoạt động và phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt cho công ty nhiều thách thức mới: các công trình xây dựng yêu cầu trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao hơn, mức độ phức tạp lớn hơn… Vì vậy đòi hỏi ban Giám đốc công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phải nỗ lực hết mình trong công việc để giúp VIETRACIMEX HÀ NỘI vượt qua những khó khăn và trở thành một công ty ngày càng lớn mạnh.

Muốn đạt được những thành công để có thể tiếp tục phát triển lâu dài, công ty đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng mang tính chất chiến lược, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty, đó là:

Nâng cao hiệu quả kinh doanh từ chính nội lực của công ty, đảm bảo cho công ty phát triển bền vững, có vị thế ổn định trên thị trường xây dựng Hà Nội.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập. Mở rộng và

chiếm lĩnh thị trường không chỉ ở Hà Nội mà cả khu vực khác trong nước và ngoài nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tăng cường mức độ sẵn sàng hội nhập nền kinh tế quốc tế trên mọi phương diện. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược hội nhập với lộ trình rõ ràng và các giải pháp tích cực, khả thi. Đây là điều kiện tiên quyết cho mọi hành động đúng xu thế phát triển của doanh nghiệp hiện nay.

Thêm vào đó, định hướng phát triển doanh nghiệp với một tầm nhìn chiến lược đủ xa và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và khả năng tạo dựng lợi thế cạnh tranh mới của chính mình.

Thật vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trước hết phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để xây dựng cho mình tổ hợp các chiến lược kinh doanh trong hội nhập, đặc biệt là các chiến lược mở rộng và chiếm lĩnh thị phần sản phẩm, kể cả tại thị trường nội địa, và trong đó công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu. Công tác xúc tiến thương mại cần được nâng lên một cấp độ mới và phải là một bộ phận quan trọng trong tổ hợp các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng đầu tư và xây dựng thương hiệu. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, sẽ luôn có tình trạng cung vượt cầu. Hơn thế nữa, những thương hiệu có uy tín thực sự trở thành một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Trong thực tế cũng đã có không ít doanh nghiệp còn có thể sử dụng thương hiệu để góp vốn liên doanh. Cần xác định rằng, các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dù có hoàn hảo tối ưu đến mấy cũng trở thành vô nghĩa khi doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm. Đây chính là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận các dạng thức mới trong kinh doanh quốc tế hiện đại: thương mại điện tử, ngân hàng điện tử. Bởi chúng là những

phương tiện trợ lực rất quan trọng để có thể mở rộng và gia tăng thị phần sản phẩm trên thị trường quốc tế. Xét cho cùng việc chiếm lĩnh thị trường bao giờ cũng là mục tiêu số một trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các chiến lược hội nhập của doanh nghiệp cần được đặt trong mối tương quan và vận động cùng chiều với chiến lược hội nhập tổng thể của Nhà nước nhằm tạo nên sự nhất quán về lợi ích giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, từ đó tạo nên sức mạnh cạnh tranh kinh tế của toàn bộ quốc gia.

Các doanh nghiệp xây lắp cần phải tập trung năng lực và lực lượng vào thi công, xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt thiết bị kỹ thuật, xử lý nền móng, xây dựng các nhà cao tầng trong các khu đô thị mới và xây dựng các khu chung cư cao tầng. Tăng cường công tác tiếp thị, nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh mở rộng, phát triển thị trường, tạo thêm nhiều việc làm mới ổn định ở Hà Nội và các địa phương.

Cần phát triển các dự án kinh doanh nhà theo hình thức chìa khóa trao tay, phát triển sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Tổ chức tốt công tác khai thác tìm kiếm các nguồn vật liệu mới thay thế nhằm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Tổ chức tốt công tác thi công kế hoạch sản xuất xây lắp trong từng kỳ kinh doanh, hạn chế tối đa việc tồn đọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong các công trình chưa hoàn thành đúng tiến độ thi công. Tập trung chỉ đạo thi công dứt điểm, nhịp nhàng để có thể hoàn thành đúng tiến độ bàn giao, nghiệm thu công trình đúng tiến độ đã đề ra.

Luôn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên. Có chế độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích nhân viên nâng cao tính sáng tạo và có ý thức trách nhiệm trong công việc.

Làm tốt công tác thanh quyết toán, khẩn trương thu hồi vốn để tăng vòng quay, đảm bảo kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng

máy móc ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, thiếu vốn và tránh tình trạng thừa, ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w