Định hướng phát triển ngành 1 Nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Định hướng phát triển ngành 1 Nông, lâm nghiệp

1.1.1. Nông, lâm nghiệp

Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp giảm so với công nghiệp, dịch vụ nhưng vẫn phải tăng về giá trị tuyệt đối, về sản lượng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu lương thực tại địa phương. Muốn vậy cần áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá vào nông nghiệp. Những vùng đất không cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao cần có chính sách chuyển mục đích sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội của sử dụng đất. Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cần giảm tỷ trọng trồng trọt đặc biệt là những nông sản có hiệu quả kinh tế chất lượng thấp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, những nông sản có hiệu quả kinh tế cao, có thể chế biến, xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, kinh tế phát triển, văn hoá văn minh, lành mạnh nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống .

Đẩy mạnh sảnh xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn vững chắc lương thực, phấn đấu năm 2015 đạt 860.000tấn, lương thực bình quân đầu người là

500kg, diện tích lúa 97.000ha, năng suất lúa 70tạ/ha/vụ, cây công nghiệp ngắn ngày 8500 ha, rau đậu các loại 35.000 ha.

Trong trồng trọt chú trọng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, có kế hoạch sử dụng đất hợp lý để phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng diện tích lúa mùa sớm. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng phát triển cây lạc thu đông, ngô và các loại rau quả cao cấp. Tiếp tục phát triển lúa xuân muộn và gieo cấy các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhanh chóng hình thành vùng hàng hoá, vùng cây trồng có giá trị và xuất khẩu như dưa chuột, ớt, tỏi, lạc...Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các đơn vị dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng năng suất chăn nuôi trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm: mở rộng và nâng cao chất lượng đàn bò lấy thịt và sữa, phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; nuôi cá giống mới có năng suất, có sản lượng và chất lượng cao, phát triển nuôi cá đồng trũng và các con đặc sản theo kiểu trang trại chăn nuôi công nghiệp; phát triển trồng dâu để sản xuất tơ tằm xuất khẩu. Nông nghiệp tỉnh phấn đấu đến năm 2015: sản lượng đàn bò đạt 87.000con, tăng 23%; đàn lợn 670.000con, tăng 34%; gia cầm : 5,5triệu con, tăng 28,5%, sản lượng cá : 21.000 tấn, tăng 47,6% so với năm 2000.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w