Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 38)

6. Kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Vĩnh Phúc 1 Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

6.2. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Qua đánh giá hiệu quả đầu tư để xem xét các thành quả đạt được từ hoạt động đầu tư XDCB cũng như những tồn tại nhằm rút ra những bài học trong quá trình quản lý kinh tế giúp cho đầu tư phát triển ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của đất nước .

Hiệu quả đầu tư phát triển nói chung và đầu tư XDCB nói riêng có mối liên hệ chặt chẽ đến hiệu quả sản xuất xã hội, bởi bất cứ hoạt động đầu tư nào nảy sinh thì trước tiên phải xem xét đến lợi ích mà nó mang lại cho xã hôi, cho cộng đồng. Nâng cao hiệu quả đầu tư không chỉ phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của công trình xây dựng hoàn thành mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quản lý khai thác và sử dụng các sản phẩm đó. Nếu các sản phẩm xây dựng được khai thác và quản lý tốt thì sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều lần.

Hoạt động nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, mục tiêu hàng đầu của các hoạt động đầu tư là các hiệu quả kinh tế - xã hội mà nó mang lại. Hiệu quả hoạt động đầu tư rất đa dạng nên phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong những trường hợp khác nhau có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung, mức độ, phạm vi của các kết quả đó. Hiệu quả kinh tế xã hội do đầu tư xây dựng cơ bản mang lại tương đối lớn, nhất là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nó tạo ra một hiệu ứng đầu tư định hướng, tạo cơ sở, nền tảng vật chất hạ tầng kỹ thuật để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá,góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập, có xuất phát điểm thấp và dân số sống bằng nông nghiệp là chủ yếu, còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, ngay từ những ngày đầu mới tái lập, Tỉnh đã có những kế hoạch, chiến lược phát triển đúng đắn , chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, những khu vực đất đai cằn cỗi, không có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp dần được quy hoạch thành các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh từng bước tạo cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc. Với tinh thần nỗ lực phấn đấu bằng nội lực của mình và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, Ngành Trung ương. Kết quả đầu tư trong giai đoạn 2004-2008 như nêu trên đã tạo nên những chuyển biến tích cực có hiệu quả trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc trong những năm tới. Ta xem xét hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh trên hai khía cạnh là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

* Hiệu quả về kinh tế

Hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản luôn là hoạt động đầu tư tiên phong, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động đầu tư phát triển khác được tiến hành, góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn Tỉnh, làm cho nền kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, những công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán giữa các vùng trong và ngoài Tỉnh. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản hầu hết đều là những công trình không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nó mang tính chất xã hội cao, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài .

Trong giai đoạn 2004-2008, cùng với sự phát huy tác dụng của các công trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt trong giai đoạn đó, trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các công trình đem lại là không thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.

Để thấy rõ được hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB, ta xét các chỉ tiêu hiệu quả sau, hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư XDCB còn nhiều nhưng do việc thu thập số liệu có khó khăn nên ta xét một số chỉ tiêu sau.

BẢNG 7 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN

2004-2008.

Đơn vị: Tỷ đồng,giá TT

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Mức tăng giá trị sản xuất 3,372.21 6,145.61 10,691.0 16,087.36 21,213.52 Mức tăng thu ngân sách 713.53 880.05 1,028.88 1,170.51 1,362.45 Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội 1,341.24 2,121.89 3,708.12 4,514.29 5,473.32 Vốn đầu tư XDCB 5061 6618 7905 8400 8870 Tỷ số mức tăng giá trị sản xuất/VĐT 0.65 0.92 1.35 1.91 2.39 T/s mức tăng thu NS/ VĐT 0.14 0.13 0.13 0.14 0.153 T/s mức tăng GDP/VĐT 0.26 0.32 0.46 0.53 0.61

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Qua bảng, ta thấy mức tăng của giá trị sản xuất so với vốn đầu tư XDCB tăng lên rõ rệt qua các năm, từ 0.65 năm 2004 đã tăng lên 2.39 năm 2008, từ đó thấy được tác động phần nào của đầu tư XDCB đến gia tăng giá trị sản xuất của tỉnh theo hướng tích cực. Tỷ số mức tăng giá trị sản xuất so với vốn đầu tư XDCB tính theo từng năm có nhược điểm đó là không tính đến độ trễ thời gian của đầu tư, đó là vốn đầu tư được đầu tư năm trước nhưng sang năm sau mới phát huy hiệu quả. Do đó ta có thể xem xét mức tăng của giá trị sản xuất so với vốn đầu tư của cả giai đoạn 2004-2008 là 1.44, giá trị này của giai đoạn 1999-2003 là 0.81, qua so sánh mức tăng giá trị sản xuất so với tổng vốn đàu tư XDCB của hai giai đoạn ta thấy giai đoạn 2004-2008 có mức tăng cao

hơn so với giai đoạn 1999-2003, điều đó cho thấy mức tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị vốn đầu tư XDCB của giai đoạn 2004-2008 cao hơn giai đoạn 1999-2003 hay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB giai đoạn sau đã cao hơn.

Qua bảng trên ta thấy được mức tăng GDP so với vốn đầu tư XDCB tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, năm 2004 là 0.26 và đến năm 2008 là 0.61. Nghĩa là cứ một đồng vốn đầu tư năm 2008 làm GDP năm tăng thêm là 0.61 đồng. Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với tổng đầu tư XDCB của cả giai đoạn là 0.44, giá trị này của Hải Phòng là 0.75, của Phú Thọ là 0.35; của Bắc Ninh 0.39; của Hải Dương : 0.56;Và của cả nước là 0.41. Như vậy mức tăng GDP so với vốn đầu tư XDCB của Vĩnh Phúc cao hơn giá trị trung bình của cả nước, tuy nhiên so với một số tỉnh thành phố của đồng bằng Bắc Bộ thì vẫn ở mức trung bình, điều đó một phần do đặc điểm phát triển kinh tế của từng địa phương, như các địa phương đã có cơ sở vật chất hoàn thiện, khi đó tập trung vào sản xuất kinh doanh nên lượng vốn đầu tư XDCB sẽ có phần giảm xuống và do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả cao hơn. Thời gian những năm vừa qua, Vĩnh Phúc đã thu hút một lượng vốn đầu tư khá lớn, tuy nhiên một phần do hoạt động đầu tư có độ trễ nên lượng vốn ấy vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả ngay được, do vậy nên mức tăng của GDP so với vốn đầu tư XDCB chưa cao.

Mức tăng thu ngân sách so với vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn 2004- 2008 khá đồng đều và ổn định.Với giá trị tăng bình quân là 0.139, tức là thu ngân sách sẽ tăng 0.139 đồng nếu vốn đầu tư XDCB tăng một đồng. giá trị này của cả nước trong giai đoạn 2004-2008 là 0.127, như vậy giá trị mức tăng thu ngân sách so với vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn 2004-2008 của Vĩnh Phúc đã cao hơn so với giá trị của cả nước tức là mức bình quân chung của các tỉnh thành.

Để thấy được tính hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc, ta cũng có thể xem xét thông một số chỉ tiêu sau đây :

Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước giai đoạn 2004- 2008 là 1,74% trong khi đó tỷ trọng GDP của Vĩnh Phúc so với cả nước giai đoạn này là 1,57%. Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước xấp xỉ với tỷ trọng GDP của tỉnh so với cả nước .Tuy tỷ trọng vốn đầu tư của Vĩnh Phúc so với cả nước cao hơn tỷ trọng GDP, nhưng mức chênh lệch là không lớn nên qua con số này chưa thể khẳng định được là tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, Vĩnh Phúc là một tỉnh mới tái lập, có cơ sở vật chất còn đang từng bước được hoàn thiện, các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hình thành mạnh mẽ. Ngoài các khu công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thì còn một phần khá lớn đang được xây dựng hoàn thiện, do đó nên lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng lớn, lượng vốn này chưa phát huy tác dụng nó sẽ phát huy tác dụng trong những năm sau khi các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm.

Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư cũng được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hoạt động đầu tư đạt hiệu quả kinh tế nếu nó làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng phát triển của tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đang phấn đấu tới năm 2015 trở thành một tỉnh công nghiệp, do đó mà cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Để thấy rõ sự chuyển dịch đó, ta xem bảng sau

BẢNG 8 : CƠ CẤU KINH TẾ VÀ GDP THEO NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008

2004 2005 2006 2007 2008 8 GDP ngành (tỷ đồng ) Công nghiệp, XD 3.851 5.223 7.808 9.488 12.9 23 Nông lâm ngư 1.872 2.039 2.304 2.276 3.92

3

Dịch vụ 2.115 2.697 3.556 4.069 5.30

6 Cơ cấu kinh tế ngành (%)

Công nghiệp, XD

49,13 52,44 57,12 59,9 58,3

Nông lâm ngư 23,88 20,48 16,86 14,25 17,7

Dịch vụ 26,99 27,08 26,04 25,7 24,0

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu kinh tế đã có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, điều đó là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu CNH-HĐH của đất nước và mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp trong tương lai gần. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2004 là 49,13% tăng lên 58,6% trong năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2004 là 26,99% và năm 2008 là 24,0%, tỷ trọng nông nghiệp năm 2004 là 23,88% thì đến năm 2008 là 17,7%. Tuy có sự thay đổi tích cực trong cơ cơ cấu GDP các ngành nhưng sự thay đổi đó diễn ra mạnh nhất ở ngành công nghiệp và xây dựng, cho thấy phần nào hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tác động tới ngành công

nghiệp trong giai đoạn 2004-2008 của tỉnh là rất lớn, tỷ trọng ngành dịch vụ có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Trong thời gian tới khi các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác, tạo một cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì ngành dịch vụ sẽ có mức tăng cao hơn nữa so với mức 12.923 tỷ đồng trong năm 2008. Giá trị nông lâm ngư nghiệp cũng tăng từ 1872 tỷ đồng năm 2004 lên 3.923 tỷ đồng trong năm 2008; giá trị dịch vụ năm 2004 là 2.115 tỷ đồng tăng lên 5.306 tỷ đồng trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn của ngành công nghiệp, xây dựng là 35,7%; của ngành nông lâm ngư nghiệp là 23,2% và của ngành dịch vụ là 26%.

Giá trị công nghiệp, xây dựng năm 2004 là 3.851 tỷ đồng, tăng lên 12.923 tỷ đồng năm 2008. Hai ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và cao hơn so với ngành nông lâm ngư nghiệp, điều đó cho thấy cơ cấu trong các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển biến theo hướng tích cực.

Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản còn thể hiện ở các công trình : đầu tư phát triển 9 khu công nghiệp như khu công nghiệp Quang Minh I, Quang Minh II, Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên I, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Chấn Hưng và Bá Thiện II và 30 cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra cho các chủ doanh nghiệp đầu tư mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. Sản xuất nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo phục vụ nền kinh tế quốc dân và hội nhập thị trường quốc tế. Phát triển xây dựng cụm công nghiệp làng nghề như cụm làng nghề làm gốm ở Hương Canh, cụm công nghiệp vừa và nhỏ còn tạo bước chuyển biến tích cực sự nghiệp phát triển công nghiệp địa phương - phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần vào thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Đầu tư cho các công trình nông nghiệp

đảm bảo đúng hướng góp phần đáng kể thúc đẩy nông nghiệp của Tỉnh phát triển vững chắc với mức độ khá. Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 9.25%/năm. Đầu tư ngành điện đảm bảo 100% số xã phường trên địa bàn có điện lưới quốc gia và 100% số dân sử dụng điện lưới quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm phục vụ sản xuất đời sống tăng bình quân 16 %/năm. Đảm bảo ổn định điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Giá bán điện sinh hoạt nông thôn giảm từ 800-900đ/KWh xuống thấp hơn hoặc bằng 700đ/KWh. Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng.

BẢNG 9 : TỔNG THU NHẬP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2004-2008

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w