Những nhân tố ảnh hưởng đến VHDN FDC

Một phần của tài liệu văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Phân phối FPT (Trang 44 - 49)

II. Văn hóa doanh nghiệp FDC

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến VHDN FDC

2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

 Văn hóa xã hội khu vực kinh doanh

Công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam_ một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung Người Việt Nam có tinh thần học hỏi và tiếp thu cái mới rất nhanh. Do đó trong thời đại của kỷ nguyên tin học, Người Việt Nam đã nhânh chóng làm quen với công nghệ tin học và tiện ích của nó. Hơn nữa nhà nước rất khuyến khích các hoạt động để đẩy nhanh bước tiến của đất nước về khoa học công nghệ. Do đó nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin là rất lớn. Đó là tác động của nhân tố này đến tầng thứ nhất của nội dung văn hóa doanh nghiệp.

Nhân tố này còn ảnh hưởng đến tầng thứ hai của VHDN đó là việc quy định kiến trúc công sở, ảnh hưởng tới quan niệm về hình thành logo công ty ( triết lý âm dương của phương Đông ), câu slogan cũng phải thể hiện văn hóa Việt Nam…

 Khách hàng mục tiêu: Chính khách hàng hầu hết là đối tượng trẻ tuổi hoặc trung niên nên công ty tạo lập cho mình một văn hóa trẻ trung năng động, từ đó sẽ thu hút và hòa nhập với khách hàng.

 Lĩnh vực kinh doanh: phân phối sản phẩm công nghệ thông tin. Một lĩnh vực đòi hỏi sự cập nhật liên tục, lại đồng thời phải giao tiếp với khách hàng rất nhiều nên nhân viên công ty đòi hỏi sự năng động và có hiểu biết nhất định về sản phẩm công nghệ thông tin. Vì vậy những người trẻ tuổi sẽ được tuyển dụng nhiều từ đó một môi trường văn hóa trẻ hình thành.

2.2. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp

 Lãnh đạo công ty:

Trước hết phải nói đến TGĐ Hoàng Nam Tiến, vào công ty 1/9/1993, Ông là một người Quyết đoán, Dám nghĩ dám làm. Ngoài ra ông còn rất vui tính, ông là một trong hai viện sĩ của STC của FDC_ những nghệ sĩ tài danh của sân khấu này. Huyền thoại về vị giám đốc này rất nhiều. Tất cả đều khẳng định năng lực của ông.

Đội ngũ lãnh đạo kế tiếp của FDC, tất cả đều còn trẻ và luôn có những ý tưởng mới. Như trường hợp của vị PGĐ trẻ nhất công ty Dương Viết Hồng.

Với một đội ngũ lãnh đạo như vậy, họ đã góp phần tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của FPT: trẻ, dám nghĩ, dám nói,dám làm; vui vẻ .

 Nhân viên chịu ảnh hưởng của lãnh đạo tuy nhiên họ cũng có sự tự chủ và sáng tạo riêng. Và với cơ chế phát huy tối đa mọi ý kiến dù là nhỏ nhất hay khác người nhất của công ty, nên nhân viên công ty chính là người đã duy trì thành công những giá trị văn hóa công ty đưa vào, đồng thời hoàn thiện nó.

3. Đánh giá mô hình văn hóa công ty đang xây dựng

 Những thành công mà văn hóa doanh nghiệp đã mang lại cho công ty - Tạo được niềm tin ở khách hàng, tạo uy tín trên thương trường. Điều này được thể hiện ở thành quả mà công ty đạt được, thể hiện ở doanh thu ngày một tăng. Đối với một doanh nghiệp thì thước đo cho hiệu quả của một vấn đề

việc quan hệ với cơ quan hành chính, hợp tác được với những đối tác lớn: công ty máy tính HP, Compac, IMB, công ty phần mềm Microsoft, ký hợp đồng phân phối điện thoại Nokia, Samsung.. Tất cả họ đều nhận xét chung khi hợp tác với FPT là “ Chúng tôi có niềm tin ở công ty”.

- Trong nội bộ công ty, văn hóa doanh nghiệp góp phần

tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực bản thân, góp phần gắn kết mọi người. Chính VHDN công ty đã giữ chân và thu hút nhân tài cho công ty. Dương Việt Hồng, sau khi dành suất học bổng du học của giải Trạng Nguyên năm 2003 của FPT, chị đã trở về lại FDC mặc dù nhận được rất nhiều lời mời của các công ty tập đoàn nổi tiến cước ngoài. Chị nói lý do quay trở lại công ty là “vì triển vọng phát triển của công ty nói chung, môi trường làm việc thuận lợi, và quan trọng hơn cả là cách dùng người của FDC. Tôi rất tâm đắc với một câu của anh NamTH2: “Luôn tạo cơ hội cho mọi người phát huy hết khả năng của mình”. Chính chị nhận xét về chế độ đãi ngộ của công ty là “khá tốt, tuy nhên hiện giờ phụ thuộc khá nhiều vào một số các nhân có khả năng quan hệ và khả năng thuyết phục cao. Chính những vị “thuyết khách” này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ người.” Điều này khẳng định một phẩm chất của một nhà lãnh đạo cần có là khả năng giữ chân nhân tài và ở FDC công việc đó đang được hoàn thành tốt.

- Mô hình VHDN FDC cũng đã tạo được động lực ban đầu thúc đẩy công ty phát triển. Liên tục trong các năm qua công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2005 đã hoàn thành vượt mức 200 triệu USD.

Như vậy mô hình văn hóa công ty xây dựng đã bước đầu có những thành công nhất định. Bộ khung văn hóa đã dần hình thành và bước đầu phát huy tác dụng: “là động lực cho sự phát triển”.

 Một số vấn đề tồn tại của mô hình VHDN FDC.

- Tuy bộ khung văn hóa đã hình thành nhưng vẫn mang ý nghĩa tự phát, chưa được thể chế hóa, chưa được hiểu đúng nghĩa. Có thể thấy văn hóa FDC có được là do yêu cầu và ý chí chủ quan cũng như những yếu tố khách quan khách tạo nên. Vấn đề là: Văn hóa đã có nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể khẳng định sự tồn tại của VHDN, chưa có một bộ phận nào chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và khuyếch trương ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp ra bên ngoài công ty. VHDN hiện nay được coi như tài sản của doanh nghiệp nhưng nó vấn chưa được sử dụng hiệu quả, thậm chí còn chưa được xem xét một cách nghiêm túc và bài bản.

- VHDN công ty chịu sự ảnh hưởng rất lớn của Văn hóa FPT, điều này thể hiện rõ nét trong những đặc trưng văn hóa của công ty. Công ty chưa tạo được nét văn hóa riêng mang đặc thù kinh doanh của lĩnh vực đang thực hiện.

- Nhận thức của nhân viên về văn hóa công ty chưa đúng. Hầu hết khi được hỏi nhân viên đều khẳng định văn hóa công ty là STC. Tất nhi

ên đây là mọt trong số những nét đặc trưng văn hóa của công ty nên nhân viên nhẫm lẫn là một thực tế hiểu được. Nhưng từ đó cũng cho thấy công tác truyên truyền giáo dục văn hóa chưa được coi trọng đúng mức.

 Nguyên nhân của những hiện tượng trên.

- Thứ nhất, đó là công ty chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này một cách bài bản. Đây cũng là điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp, vì đối với họ công việc kinh doanh tạo là ra lợi nhuận và những giá trị của văn hóa được hình thành đối với công ty đó là những yếu tố hiển nhiên cần xuất hiện. Do đó đối với công ty thì không cần phải có một thể chế chính sách riêng đối với VHDN ( Mọi người tự hiểu, tự biết). Cũng chính vì quan niệm đó nên công ty đã không có được một bộ phận chuyên trách về VHDN. Từ đó những hiện

được quản lý, dẫn đến hậu quả công ty chưa khai thác được tối đa hiệu quả của VHDN.

- Thứ hai, phải nói đến lý luận của vấn đề VHDN hiện nay chưa thực sự đầy đủ và bài bản. VHDN cũng như thương hiệu trước kia, tuy mọi người đã nhắc đến rất nhiều nhưng để có một lý luận về nó thì đòi hỏi phải có thời gian, công sức. Các nghiên cứu về vấn đề này thực sự mới chỉ dùng lại ở tầm vĩ mô. Các chuyên gia đề cập đến nhiều về văn hóa kinh doanh và tác động của nó đến kinh tế và văn hóa đất nước… Còn vấn đề VHDN tác dụng như thế nào hay làm thế nào để xây dựng thành công VHDN tại các công ty thì hầu như chưa có, nếu có thì chỉ là những ý kiến phát biểu tại các hội thảo, tại các diễn đàn hay chỉ là những bài báo , bài luận riêng lẻ. Do đó các doanh nghiệp muốn xây dựng hay phát triển thì cũng gặp rất nhiều khó khăn và họ sẽ làm việc theo những chuẩn mực riêng của họ.

- Nguyên nhân của hiện tượng văn hóa FPT mang nhiều đặc điểm của văn hóa FPT là do công ty vẫn là một công ty chi nhánh của FPT, do đó chịu sự quản lý của FPT. Những con người của công ty cũng là những nhân viên của FPT trước kia đặc biệt là các cấp lãnh đạo công ty. Do đó những tư tuởng của FPT đã thấm nhuần vào trong suy nghĩ và hành động của họ. Thêm lý do nữa là văn hóa FPT nhìn chung là phù hợp với công ty.

Nhận xét chung: Như vậy VHDN công ty TNHH phân phối FPT đã được

hình thành và đang phát triển hợp với thời đại. Nền văn hóa công ty đã và đang tạo được động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, đã và đang làm tròn trách nhiệm của mình. Tuy còn một số vấn đề nhưng bản thân văn hóa công ty đang là một hình mẫu cho các công ty khác của Việt Nam xem xét, học tập.

Một phần của tài liệu văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH Phân phối FPT (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w