Yếu tố kỹ thuật trong quá trình thẩm định

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU (Trang 60)

VI. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh

6.2.3. Yếu tố kỹ thuật trong quá trình thẩm định

Trong khi tính toán các chỉ tiêu tài chính theo phương pháp hiện đại hóa, lãi xuất chiết khấu mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du sử dụng chính là lãi xuất vay vốn của ngân hàng. Điều này không chính xác lắm. Ta thấy trong số các chi phí vốn, chi phí vốn vay là cao hơn cả. Những dự án mà mới chi phí nợ vay có NPV>0 thì dự án đó sẽ khả thi> song những dự án có lãi xuất nợ vay không cho NPV>0, nhưng với WACC(chi phí vốn trung bình) lại cho NPV>0, lúc đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư vào dự án. Bởi lẽ nguồn tài trợ dự án gồm nhiều loại, chỉ không phải chí có nợ vay. Cho nên nếu sử dụng lãi xuất cho vay là lãi xuất chiết khấu sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Hơn nữa trong khi tính lãi xuất vay vốn, chi nhánh chưa đề cập đến lạm phát, lạm phát mà không được tính đến sẽ khiến cho chi nhánh gặp phải tình trạng lãi giả, lỗ thật.

6.2.4.Công tác thẩm định dự án. * . - Chuẩn bị hồ sơ dự án:

Hồ sơ các dự án chủ yếu do các cơ quan tư vấn (trong và ngoài tỉnh) lập (một số ít dự án do chủ dự án lập). Việc lựa chọn các tổ chức tư vấn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật ... phù hợp với đối tượng dự án theo chuyên ngành kỹ thuật chưa được chủ dự án coi trọng và quan tâm đầy đủ (hoặc do các nguyên nhân khác), dẫn đến chất lượng dự án còn nhiều hạn chế như sau:

- Hồ sơ dự án sơ sài, không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và các yêu cầu cụ thể về nội dung chuyên ngành kỹ thuật.

- Những nội dung được trình bày tại báo cáo nghiên cứu khả thi (báo cáo đầu tư) phần lớn chưa được gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn (hoặc dự báo các quy hoạch nêu trên).

- Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư của dự án chưa được xem xét trên cơ sở đánh giá hiện trạng và nhiệm vụ, mục tiêu theo định hướng quy hoạch phát triển.

- Quy mô đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và các giải pháp kỹ thuật chưa được xác định trên cơ sở xem xét đầy đủ từ các yếu tố đầu vào theo đối tượng dự án và chuyên ngành kỹ thuật, bao gồm:

+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội hoặc đảm bảo quốc phòng - an ninh khi chưa có dự án;

+ Yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện các quy hoạch phát triển;

+ Các kết quả điều tra, khảo sát về kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên theo yêu cầu của chuyên ngành kỹ thuật và lĩnh vực dự án.

- Tổng mức đầu tư: Phần lớn các dự án xác định tổng mức đầu tư chưa trên cơ sở phân tích đơn giá xây dựng các khu vực trong tỉnh, chưa có suất đầu tư hợp lý cho các lĩnh vực dự án và đối tượng công trình.

- Nguồn vốn đầu tư: chủ yếu đề xuất nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa xác định rõ và chưa có phương án huy động các nguồn vốn khác (như đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng),....

- Phân tích hiệu quả đầu tư: chủ yếu là khái quát chung về hiệu quả kinh tế xã hội, chưa có phân tích về hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn và hoàn trả vốn đầu tư.

* - Tiếp nhận hồ sơ dự án:

Công tác tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo nguyên tắc 1 cửa, nếu hồ sơ dự án đầy đủ thủ tục hợp lệ và có nội dung đúng theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây

ứng về thủ tục hồ sơ và chất lượng nội dung cơ bản của dự án do mình trình duyệt và được hướng dẫn chuẩn bị lại hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã có những vấn đề tồn tại sau đây:

- Công tác tiếp nhận mới chú trọng về kiểm tra hồ sơ thủ tục và nội dung cơ bản của dự án (Các mục đề theo quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và Thông tư số 11/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đối với Báo cáo đầu tư).

Nội dung chi tiết của Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa được xem xét, nghiên cứu trực tiếp tại khâu tiếp nhận, do vậy chưa đánh giá đầy đủ về:

+ Các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư, cơ sở tính toán, phân tích lựa chọn quy mô đầu tư;

+ Sự đáp ứng về nội dung quy mô đầu tư và giải pháp thực hiện dự án theo yêu cầu và mục tiêu đầu tư;

+ Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và giải pháp huy động các nguồn vốn (ngoài nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước theo cơ chế);

+ Các nội dung khác của dự án mà cần thiết phải tổ chức khảo sát hiện trường trước khi thẩm định...

Dẫn đến quá trình thẩm định phải yêu cầu chủ dự án bổ sung, làm rõ hoặc tổ chức khảo sát thực tế dự án và thời gian thẩm định dự án kéo dài so với thời gian hẹn trả kết quả tại phiếu tiếp nhận.

- Hồ sơ dự án sau khi được kiểm tra về thủ tục, xem xét bước đầu nội dung . Nhưng quá trình thẩm định vẫn chưa đầy đủ cơ sở nghiên cứu, lập báo cáo xử lý ngay mà còn phải đề nghị chủ dự án (chủ đầu tư) thực hiện thêm các bước trung gian:

+ Bổ sung hồ sơ thủ tục để đảm bảo cơ sở pháp lý về các nội dung liên quan: Xác định chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô đầu tư, giải pháp kỹ thuật và giải pháp

+ Bổ sung làm rõ nội dung dự án bằng văn bản để có căn cứ lập báo cáo thẩm định;

+ Khảo sát thực tế hiện trường dự án trước khi thẩm định;

+ Làm việc trực tiếp với chủ dự án (chủ đầu tư) để hiểu rõ về quá trình thực hiện dự án và xác định nhu cầu điều chỉnh, bổ sung (thường xảy ra đối với các dự án được thực hiện qua nhiều năm và phải điều chỉnh, bổ sung dự án trong quá trình thực hiện).

Do vậy, trên thực tế vẫn có một số hồ sơ thời gian xử lý phải kéo dài hơn so với quy định và thời gian hẹn tại phiếu tiếp nhận.

- Việc nghiên cứu bước đầu hồ sơ dự án tại khâu tiếp nhận chưa được xem xét, đánh giá đầy đủ về nội dung, phần lớn đang tập trung xem xét hồ sơ thủ tục về mặt hành chính, dẫn đến khi người được giao trách nhiệm thẩm định nghiên cứu hồ sơ lại phải yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung dự án.

- Đối với các dự án cần phải tổ chức họp thẩm định, thời gian từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi bố trí được lịch họp kéo dài. Sau cuộc họp thẩm định, dự án cần phải tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục và nội dung mới gửi đến lần 2, nếu đạt yêu cầu thì tiếp nhận và lập báo cáo trình duyệt. Do vậy, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi có báo cáo thẩm định kéo dài hơn so với quy định.

- Trong quá trình thực hiện, thời gian thẩm định được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định đến khi xong báo cáo trình duyệt phần lớn được rút ngắn so với quy định. Nhưng tổng thời gian từ khi hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận đến khi trình duyệt vẫn còn dài, do có những khoảng thời gian: Chờ ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan; chờ chủ dự án (chủ đầu tư) chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ; ...

- Chất lượng tham mưu xử lý hồ sơ có lúc bị xem nhẹ mà quá chú trọng vào việc đảm bảo thời gian hẹn trả kết quả xử lý.

Sau khi làm xong thủ tục tiếp nhận, hồ sơ dự án được phân công cho chuyên viên thẩm định (theo khối ngành, lĩnh vực theo quy chế của phòng Thẩm định và phòng chuyên ngành). Chuyên viên được giao thẩm định dự án thực hiện thẩm định theo thời hạn ghi tại phiếu tiếp nhận, chuyên viên thẩm định phải chủ động nghiên cứu, tập hợp ý kiến của phòng chuyên ngành hoặc cơ quan liên quan (nếu xin ý kiến thẩm định và họp tư vấn thẩm định) để lập Báo cáo thẩm định.

Việc tổ chức thẩm định nêu trên phụ thuộc lớn vào chất lượng hồ sơ dự án và năng lực của cán bộ trực tiếp thẩm định; Các ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan thường mang tính khái quát, không cụ thể vào nội dung dự án theo lĩnh vực chuyên ngành, không thể hiện rõ chính kiến về việc chấp thuận đầu tư dự án hoặc các yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa cần thiết.

* - . Phương pháp, hình thức thẩm định: Hiện đang áp dụng 3 hình thức thẩm định chính là:

-Phòng Thẩm định chủ trì xem xét về hồ sơ thủ tục và soạn thảo báo cáo thẩm định, phòng chuyên ngành chịu trách nhiệm xem xét về nội dung dự án và có báo cáo trình Giám đốc Sở để phòng Thẩm định tổng hợp lập Báo cáo thẩm định.

- Xin ý kiến tư vấn thẩm định của các cơ quan liên quan: Đối với các dự án mà giải pháp kỹ thuật, công nghệ thiết bị, ... cần có ý kiến các cơ quan chuyên ngành kỹ thuật, tài nguyên môi trường và tài chính, tín dụng..., bao gồm: Các Sở xây dựng chuyên ngành, Khoa học công nghệ và môi trường, Địa chính, Tài chính - Vật giá, Quỹ HTPT hoặc các Ngân hàng...

- Họp tư vấn thẩm định: Dự án phức tạp, phải có nhiều phương án để so sánh, phải mời chuyên gia tư vấn thẩm định (Công nghệ, thiết bị, thị trường...)

Báo cáo thẩm định hiện nay có nội dung khái quát về: Các căn cứ pháp lý và tài liệu liên quan để thẩm định dự án; Những nội dung chủ yếu của dự án đã được nghiên cứu thẩm định và thống nhất trình duyệt; Kết luận và kiến nghị.

Nội dung Báo cáo thẩm định chưa thể hiện được:

- Chất lượng, nội dung thể hiện và mức độ đáp ứng yêu cầu mục tiêu đầu tư của hồ sơ dự án;

- Những nhận xét của cơ quan chủ trì thẩm định về nội dung chủ yếu của dự án đầu tư; Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của tổ chức tư vấn lập dự án; Năng lực quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư....

Về cơ bản Báo cáo thẩm định hiện nay là đưa ra những nội dung mà cơ quan chủ trì thẩm định chấp thuận và kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Có thể nói việc này là bước hoàn thiện về thủ tục chuẩn bị đầu tư cho chủ dự án, mà nội dung thẩm định chưa đánh giá đầy đủ theo yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. Đồng thời, việc này dẫn đến thời gian thẩm định dự án vừa qua rút ngắn quá nhiều so với quy định của Chính phủ.

* - . Phê duyệt quyết định đầu tư:

Việc phê duyệt quyết định đầu tư của UBND tỉnh được thực hiện thông qua khâu rà soát thể thức văn bản tại Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, nội dung quyết định đầu tư đa số phù hợp với Báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, những vấn đề tồn tại trong khâu thẩm định dự án sẽ ảnh hưởng lớn việc quyết định đầu tư và quá trình thực hiện dự án.

Việc ban hành chủ trương đầu tư, thẩm định và trình phê duyệt dự án chưa được nghiên cứu, xem xét đầy đủ trên cơ sở các quy hoạch đã duyệt;

- Hệ thống các quy hoạch hiện có (Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị, phát triển ngành, vùng) chưa cụ thể, chi tiết về dự báo yêu cầu đầu tư phát triển đối với các lĩnh vực. Thường chỉ có tính định hướng đối với các dự án có quy mô lớn có vai trò thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng.

- Công tác chỉ đạo, điều hành và giám sát thực hiện quy hoạch mới chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, chưa gắn với công tác chuẩn bị đầu tư.

Công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nói riêng và của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung đều không loại trừ. Một số yếu tố làm ảnh hưởng không tốt tới công tác thẩm định của chi nhánh. Đó là các biến cố xẩy ra cho nền kinh tế và xã hội khiến cho thị phần sản phẩm của chi nhánh bị thu hẹp, làm cho doanh thu của dự án biến động theo hướng xấu. Điều này khiến cho khả năng trả nợ theo dự kiến của chi nhánh thay đổi theo hướng tiêu cực.

6.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

6.3.1.1. Chất lượng dự án do năng lực các tổ chức tư vấn và trách nhiệm chủ đầu tư: tư:

- Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng mới chú trọng vào việc lập các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Các dự án đầu tư sản xuất thì thiếu đi sâu nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả, nên chất lượng có nhiều hạn chế.

Giải pháp thực hiện dự án, giải pháp kỹ thuật của các hạng mục đầu tư ít có phương án so sánh để lựa chọn.

- Trong các tổ chức tư vấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và ngoại tỉnh (bao gồm các thành phần kinh tế), số cơ quan tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các lĩnh vực đầu tư rất ít:

+ Các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý (hoặc nắm giữ cổ phần chi phối sau khi cổ phần hoá) có năng lực về chuyên môn và nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lập dự án. Nhưng hiện nay số doanh nghiệp này ít so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Hoặc có trường hợp các doanh nghiệp có năng lực nhưng do nhiều hợp đồng nên đã hợp thức hoá tư cách pháp nhân cho cá nhân lập dự án.

+ Các doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh, doanh nghiệp thuộc các tổ chức Hội nghề nghiệp, hạn chế nhiều về đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực thiết bị và kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án nhưng lại tham gia lập khá nhiều các dự án trên địa bàn tỉnh do việc lựa chọn, chỉ định thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi không có sự xem xét, kiểm tra năng lực nhà thầu.

- Phần lớn các chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong công tác chuẩn bị đầu tư, thường khoán trắng cho cơ quan tư vấn trong việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, chuẩn bị các hồ sơ thủ tục liên quan như: Ý kiến đề nghị phê duyệt dự án của cơ quan cấp trên quản lý chủ đầu tư, ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật, tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, biên bản nghiệm thu hồ sơ dự án đầu tư .... Do vậy, nội dung dự án chủ đầu tư không nắm được và không xem xét, đánh giá dự án trên vai trò là cơ quan quản lý thực hiện dự án.

6.3.1.2. Cơ quan chủ trì thẩm định (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du) và phương pháp thẩm định: thôn huyện Tiên Du) và phương pháp thẩm định:

kết quả thẩm định thường xuôi chiều, chấp nhận nội dung dự án và kiến nghị của chủ

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w