Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU (Trang 39 - 45)

Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đó. Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn, hệ số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho các

loại công trình, hạng mục công trình… Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từng địa phương.

III.Quy trình thẩm định dự án

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

• năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

• khả năng sử dụng vốn vay

• khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu:

• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theohạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

III.Nhân sự cho công tác thẩm định

Họ là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau.

Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải có một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vô tư trong sáng, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.

Nhân sự thực hiện công tác thẩm định số lượng cán bộ thẩm định là 03 người trong đó 01 cán bộ có trình độ đại học, 02 cán bộ có trình độ trung cấp. Tổ trưởng tổ thẩm định có thâm niên làm việc là trên ba năm các cán bộ thẩm định còn lại có thâm niên công tác là một đến hai năm.

VI.Phương pháp thầm định.

Phương pháp chung để thẩm định, đánh giá là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đă được quy định bởi luật pháp và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.

Đối chiếu các nội dung thẩm định nêu trên có một số nội dung thẩm định bằng cách đối chiếu so sánh với luật pháp, chính sách ( những vấn đề thuộc về pháp lý, nghĩa vụ tài chính, đền bù giải phóng mặt bằng,…); một số nội dung phải so sánh với các tiêu chuẩn quy phạm (sử dụng đất đai, công nghệ thiết bị, môi trường…); một số nội dung phải so sánh đối chiếu với các điều kiện thông lệ hoặc thực tế đã thực hiện (các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, về hiệu quả đầu tư,…)

Cán bộ thẩm định Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm và kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu hay chi phí sản xuất nói chung). Phương pháp này yêu cầu cán bộ đầu tư là người có kinh nghiệm và khả năng hiểu biết rộng và bao quát, tuy nhiên với những dự án đầu tư cần kiến thức sâu về lĩnh vực chuyên ngành thường gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Mặt khác, việc thẩm định mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư,… cần phải dựa trên một mức đã có sẵn tạo ra hiệu quả không khách quan trong việc thẩm định, do không rõ ràng trong việc lấy mức so sánh.

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thẩm định,cho nên thiết nghĩ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du nên lựa chọn nhiều phương pháp thẩm định dự án đầu tư, với mỗi đặc thù của dự án đầu tư cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp.

V.Nội dung thẩm định dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du.

Công tác thẩm định dự án đầu tư trong nước được quy định tại điều 26,27,28 và Điều 29 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 106 và Điều 107 Nghị định 24/CP.

Theo các quy định tại các văn bản nói trên, yêu cầu nội dung thẩm định của từng loại dự án có khác nhau, tuy nhiên có thể xếp thành 5 nhóm yếu tố cần được xem xét, đánh giá như sau:

 Thẩm định các yếu tố về pháp lý: xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định của pháp luật; Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), quy định về khai thác và bảo về tài nguyên,…

 Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: Xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án.

 Thẩm định các yếu tố về kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính( nguồn vốn, mức chi phi, mức thu, các chế độ và các nghĩa vụ tài chính,…) được áp dụng trong các nội dung của dự án.

 Thẩm định các điều kiện về tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Xem xét, đánh giá tính hợp lý, tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án.

 Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Xem xét đánh giá hiệu quả dự án đầu tư từ các góc độ khác nhau (tài chính,kinh tê, xã hội) trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư.

Dự án được xem và khả thi khi việc thẩm định xem xét theo yêu các yếu tố nói trên cho những kết quả đánh giá là tốt hoặc khả quan so với các chuẩn mực thích hợp.

Nội dung thẩm định chi tiết theo từng yếu tố

Các mặt (yếu tố) cần thẩm định

nội dung cần xem xét

PHÁP LÝ

- Tư cách pháp nhân

- Năng lực của chủ đầu tư ( chuyên môn, tài chính) - Sự phù hợp về chủ trương, QH ngành, lãnh thổ -Sự phù hợp về mặt lụât pháp chung của VN - Các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi CÔNG NGHỆ,

KỸ THUẬT

- Sự hợp lý về địa điểm xây dựng (về quy hoạch XD, đảm bảo an ninh quốc phòng)

- Sử dụng đất đai, tài nguyên.

- Tính hiên đại, hợp lý của công nghệ, thiết bị sử dụng cho dự án

- Các tiêu chuẩn , quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựn - Các tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo môi trường KINH TẾ,

TÀI CHÍNH

- Thị trường, quy mô đầu tư; - Thời hạn hoạt động

- Khả năng đảm bảo vốn đầu tư( nguồn vốn)

- Chi phí: đầu tư, vận hành, các nghĩa vụ và chế độ tài chính - Kết quả: Tài chính( doanh thu và lợi nhuận ), kinh tế TỔ CHỨC

THỰC HIỆN, VẬN HÀNH

- Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra

- Các giải pháp tổ chức thực hiện dự án ( đặc biệt là vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng)

- tổ chức bộ máy quản lý, các điều kiện vận hành - Chuyển giao công nghệ đào tạo

HIỆU QUẢ

- Hiệu quả tài chính - Hiệu quả kinh tế, xã hội - Hiệu quả tổng hợp

Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư chi nhánh ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du thường xuyên coi trọng, bố trí cán bộ có trình độ để giúp các doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư có hiệu quả.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TIÊN DU (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w