Để đảm bảo cho quá trình xây lắp và hoạt động của dự án đầu tư thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì dự án thường sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ các nguồn khác.
Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận tài trợ. Thực tế hiện nay nhiều dự án đầu tư hoạt động với nhiều loại vốn khác nhau. Do đó khi thẩm định phai xem xét mức độ đảm bảo của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được ngoài vốn vay Ngân hàng. Xem các nguồn vốn trong tổng đầu tư chiếm tỷ trọng như thế nào, mức độ tin cậy ra sao để từ đó đánh giá chính xác tính hiện thực của dự án.
Sau khi xem xét cơ cấu các nguồn vốn cán bộ thẩm định phải xem xét khả năng đảm bảo nguồn vốn vay họ thường lập số hiệu vốn tự có cao hơn thực tế họ có. Do đó khi thẩm định dự án Ngân hàng phải xác định được nguồn vốn trên cơ sở phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp gửi lên.
Ngoài ra có thể kiểm tra độ tin cậy của nguồn vốn này qua các biên bản thanh tra kiểm toán và các thông tin khác.
Ngoài vốn tự có các dự án còn có các nguồn vốn khác như : Ngân sách cấp đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước hoặc các dự án mang tính chất chiến lược. Để thẩm tra Ngân hàng có thể dựa vào những văn bản cam kết cấp vốn dự án của các cơ quan có thẩm quyền.
Còn nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
Sau đó so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án. Khi giảm phải đảm bảo chú ý sự đồng bộ, để giảm được phải dựa trên cơ sở kỹ thuật.
Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn này, Ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án. Quyết định tài trợ vốn cho dự án ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu xác định đúng thời điểm cho vay làm cho dự án đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, tránh ứ đọng vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.