5. Kết cầu của chuyên đề
3.4.4. Về chính sách thuế đồi với than xuất khẩu
Theo Quy hoạch phát triển ngành Than và kế hoạch trong 5 năm tới, sản lượng than xuất khẩu sẽ có chiều hướng giảm vì phải tập trung cung cấp cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là cho các nhà máy điện, xi măng. Dự báo đến năm 2010, sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và với cơ chế giá như hiện nay thì TKV sẽ hoà hoặc lỗ. Theo tính toán, nếu áp dụng mức thuế xuất khẩu đối với than là 3% thì hàng năm Tập đoàn phải nộp thuế xuất khẩu từ 300 - 350 tỷ đồng, như vậy chênh lệch xuất khẩu dần dần sẽ không đủ để bù cho than tiêu thụ trong nước.
Do mức bù lỗ từ than xuất khẩu cho than trong nước ngày càng tăng nên lợi nhuận của ngành than sẽ giảm đáng kể so với những năm trước, trong khi nhiều khoản chi phí cho môi trường, an toàn vệ sinh lao động, giá xăng dầu, tiền lương và các chế độ khác mới chỉ đạt 80% mức Nhà nước cho phép. Ngoài ra, hàng năm TKV phải đầu tư mở rộng và bổ sung bình quân 4.000 tỷ đồng cho sản xuất than, chưa kể phải có vốn đối ứng để đầu tư phát triển các nhà máy điện, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Để được vay vốn đầu tư, Tập đoàn cần vốn tự có ít nhất là 800 tỷ đồng, tương ứng phải đạt mức lợi nhuận trên 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 1 đến 2 năm tới là giai đoạn Tập đoàn phải trả các khoản nợ, trong khi giá bán than xuất khẩu đang giảm, việc cân đối tài chính của Tập đoàn sẽ càng gặp khó khăn nếu không có cơ chế và chính sách tạo điều kiện cho ngành than tích tụ vốn.
Từ những phân tích trên, đề nghị Bộ Tài chính chưa nên thu thuế xuất khẩu than trong điều kiện chưa điều chỉnh giá bán than trong nước theo cơ chế thị trường. Khi giá than trong nước đã được thị trường hoá thì thuế xuất khẩu cần được xem xét một cách hợp lý sao cho bảo đảm quyền lợi của Nhà
nước, khách hàng và doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị Bộ Tài chính, trước hết cần điều chỉnh giá bán than trong nước cho 4 ngành: Điện, Xi măng, Phân bón và Giấy sao cho đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi nhất định để Tập đoàn đầu tư, đồng thời dần tiến tới thị trường hoá giá bán than trong nước.
Tóm lại, chương 3 đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau: Dự báo nhu cầu than thế giới, những cơ hội và thách thức đồi với TKV, những định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp than của TKV, để từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, vừa đảm bảo mục tiêu riêng của Tập đoàn, vừa phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho ngành than nói chung và TKV nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” đã đạt được những kết quả sau:
1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu hàng hoá . Khái quát sơ qua về sản phẩm than và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu sản phẩm này.
2. Phân tích thực trạng hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại làm cho hiệu quả xuất khẩu than chưa cao.
3. Đề xuất những giải pháp đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam để nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Nhà nước giúp cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nâng cao hiệu quả xuất khẩu than trong những năm sắp tới.
Qua nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quan hơn về tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và vai trò to lớn của hoạt động này đối với Tập đoàn nói riêng, nền kinh tế nói chung. Từ đó, thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả xuất khẩu than trong những năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Ngoại thương,Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình “Kỹ
thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội-Khoa Thương mại,
Giáo trình “Kinh doanh thương mại quốc tế”(2003), Hà Nội.
3. Lê Thanh Cường (1994), Luận án PTS Khoa học kinh tế “Xây
dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp”, Hà Nội.
4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ mỏ, 2006-2007.
5. Tạp chí Công nghiệp mỏ, 2006-2007.
6. Tạp chí Than - Khoáng sản, 2006-2007.
7. Các báo cáo sơ kết, tổng kết than tiêu thụ của ngành than.
8. Báo cáo kinh doanh các năm 2005,2006,2007 của TKV.
9. Các website điện tử
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của TKV...43
Bảng 2.2.Tổng hợp về tuổi thọ và năng suất của thiết bị ngành than...45
Bảng 2.3. Tổng hợp về bậc thợ công nhân ngành than...45
Bảng 2.4. Tuổi nghề của công nhân, cán bộ...45
Bảng 2.5. Bảng cân đối Tài sản - Nguồn vốn của TKV đến 31/12/2006...46
Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của TKV (2005 - 2006)...47
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 2005 - 2007. .48 Bảng 2.8. Các chủng loại Than của TKV...56
Bảng 2.9. Thống kê XK than theo chủng loại của TKV...57
Bảng 2.10. Thống kê than XK theo thị trường (2001 - 20007)...59
Bảng 2.11. Kim ngạch và sản lượng than XK thời kỳ 2003 - 2007...64
Bảng 2.12 : Kết quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam qua các năm……….. 67
Bảng 2.13: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của TKV… 68 Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam………70
Bảng 2.15: Tình hình hiệu quả sử dụng lao động tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam………. 72 Bảng 2.16: Tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam… 74
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 2.1. Chủng loại than XK của TKV...58
Biểu đồ số 2.2. Thị trường than XK năm 2001...61
Biểu đồ số 2.3. Cơ cấu thị trường XK than năm 2007...62
Biểu đồ số 2.4. Sản lượng than xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 - 2007...63
Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam……….. 69