Hệ thống cơ sở, vốn và nguồn lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo (Trang 44 - 48)

5. Kết cầu của chuyên đề

2.1.4.Hệ thống cơ sở, vốn và nguồn lực

2.1.4.1. Cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật

a) Công nghiệp than:

- Trong Tập đoàn hiện có 29 mỏ và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn công xuất thiết kế mlix mỏ từ 800.000 – 1.500.000 tấn/năm; các mỏ còn lại công xuất tử 200.000 – 400.000

tấn/năm. Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên nay là

các loại khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 – 250 mm; máy xúc

với dung tích gầu xúc 4-5 m 3 và 8-12m 3 ; Vận tải than từ mỏ đến nhà máy

tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô- băng tải.

- có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên. Ở hầu hết các mỏ hầm lò, sơ đồ khai thông, mở vỉa được áp dụng là phương pháp khai thông bằng giếng nghiêng kết hợp lò bằng từng tần, sử dụng băng tải vận chuyển than trên giếng chính để đáp ứng yêu cầu nâng công suất mỏ hàng năm. Khâu đào lò than hiện đại đã có 11 tổ hợp máy Combai đào lò AM – 45 và AM -50Z đang hoạt động.

- Hiện tại có ba cụm sàng tuyển trung tâm ở tỉnh Quảng Ninh: Cửa ông (Cẩm Phả), Nam Cầu Trắng (thành phố Hạ Long) và nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí). Cụm sàng tuyển Cửa ông gồm hai nhà máy tuyển than là nhà máy tuyển than l với công suất 2,7 triệu tấn/năm do Pháp xây dựng từ năm 1924 và nhà máy tuyển than 2 với công suất 3 triệu tấn/năm sử dụng công nghệ tiên tiến cúa Australia, được đưa vào vận hành từ năm 199l. Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng công suất 2 triệu tấn/năm là nhà máy mới, công nghệ của Ốtxtrâylia được đưa vào vận hành từ năm 1996. Nhà máy sàng Vàng Danh chủ yếu sàng và chế biến than cho mỏ Vàng Danh theo công nghệ của Liên Xô.

b) Công nghiệp cơ khí:

Hệ thống cơ sở cơ khí, cơ điện phục vụ sản xuất than của Tập đoàn Than Việt Nam hiện nay bao gồm 5 nhà máy cơ khí tập trung và 24 xưởng cơ khí, cơ điện tại các mỏ, các xí nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn Quảng Ninh còn có 3 nhà máy cơ khí lớn trực thuộc Tập đoàn Cơ khí Năng lượng và Mỏ, các nhà máy này được xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sản xuất than.

c) Vật liệu xây dựng:

Tập đoàn có hai nhà máy xi măng: La Hiên (Thái Nguyên) công suất 140 ngàn tấn/năm và Đại Yên (Quảng Ninh) công suất 20 ngàn tấn/năm; các cơ sở sản xuất gạch với tổng công suất 20 triệu viên/năm, hiện nay các cơ sở này đang hoạt động tốt, cung cấp sản phấm cho các đơn vị xây dựng trong và ngoài ngành.

2.1.4.2. Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 10/2007, tổng số công nhân, viên chức trong toàn Tập đoàn là 115.992 người. Trong đó: Nữ giới chiếm 20,22%; Đảng viên Cộng Sản chiếm 20,65 % và người Dân tộc thiểu số chiếm 2,12 %.

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - TKV)

Với chính sách khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, động viên công nhân tăng năng suất lao động, Tập đoàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động theo nhu cầu kinh doanh, chính sách và tiêu chuẩn công nhân viên chức. Trong giai đoạn 2003-2007, đã có tổng số 46.057 lượt công nhân, viên chức được cử đi học (đào tạo, bồi dưỡng). Trong đó: đào tạo trong nước 44.504 lượt người, đào tạo ở nước ngoài 1.533 lượt người; xuất thân từ công nhân có 26.912 lượt người (57,87%), người dân tộc thiểu số có 449 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng.

2.1.4.3. Trình độ công nghệ

- Trang thiết bị ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại máy công tác cũng như thiết bị điện đều chỉ nằm trong khoảng 40-60%. Thế hệ các trang thiết bị và sự đồng bộ của chúng trong dây chuyền sản xuất còn ở mức thấp. Nhìn chung, so với các nước, ngành khai thác than lộ thiên nước ta có trình độ kỹ thuật công nghệ có thể coi vào loại trung bình tiên tiến.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ của nhân lực ngành than ở mức trung bình. Cấp độ tinh xảo của công nhân chỉ ở mức có “khả năng tiếp thu và cải tiến công nghệ”, chưa đạt đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế.

Bảng 2.3: Tổng hợp về bậc thợ công nhân ngành than

(Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ - 2007)

2.1.4.4. Cơ cấu nguồn vốn/tài sản

Tình hình nguồn vốn/tài sản của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tính đến hết ngày 31/12/2006 được thể hiện trong bảng dưới đây:

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê - Tài chính, TKV)

Bảng 2.5: Bảng cân đối Tài sản - Nguồn vốn của TKV đến 31/12/2006

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo (Trang 44 - 48)