Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Tha n Khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo (Trang 78 - 80)

5. Kết cầu của chuyên đề

2.3.3. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Tha n Khoáng sản Việt Nam

còn đối với cả nền kinh tế.

2.3.3. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Việt Nam.

Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả có thể thấy được những ưu điểm và tồn tại của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu than.

2.3.3.1. Những kết quả đạt được

Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có nhưng ưu điểm sau:

- Hoạt động xuất khẩu than hàng năm của Tập đoàn đều có lãi và mức lãi này tăng dần về mặt tuyệt đối qua các năm. Mức lãi 167 triệu USD là một con số không hề nhỏ. Mức lợi nhuận xuất khẩu cao là cơ sở để Tập đoàn bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại, góp phần vào việc tái đầu tư, phát triển của Tập đoàn.

- Sử dụng lao động có hiệu quả cao: tổng số lao động làm việc cho Tập đoàn các công ty ngày càng tăng, nhưng không phải vì thế mà hiệu quả lao động bị giảm xuống. Mà ngược lại, việc sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả cùng với việc gia tăng số lượng lao động đã góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu than của Tập đoàn.

- Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận xuất khẩu vào tổng lợi nhuận của Tập đoàn ngày càng lớn, khẳng định vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Nó thể hiện sự hội nhập và đương đầu với cạnh tranh của ban lãnh đạo Tập đoàn trong thời kỳ mới.

- Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu cho thấy, nhìn chung hoạt động xuất khẩu than ngày càng có hiệu quả hơn.

2.3.3.2. Những tồn tại

Mặc dù hoạt động xuất khẩu than đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Tập đoàn Than - Khoáng sản trong những năm vừa qua, hiệu quả xuất khẩu than cũng đã được cải thiện và nâng lên qua từng năm, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu than.

- Trong sản xuất than, công tác an toàn lao động tại các mỏ, nhà máy, xí nghiệp còn nhiều hạn chế, nên vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, sự cố gây ra những thiệt hại to lớn về người và của; chất lượng môi trường vùng than Quảng Ninh chưa được cải thiện một cách tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng mỏ…

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ nhiều công trình khiến cho hoạt động sản xuất chưa được thông suốt và hiệu quả chưa cao.

- Công tác quản lý kỹ thuật cơ bản, quản trị chi phí quản trị tài nguyên của một số đơn vị vẫn còn chưa chặt chẽ.

- Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ quản lý và trình độ văn hoá của các cấp lãnh đạo trong Tập đoàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN TẠI TẬP ĐOÀN

THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w