Vài nét về chế độ kế toán và vận dụng chế độ kế toán

Một phần của tài liệu phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức công tác kế toán (Trang 36 - 37)

3. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp thương mại – du

3.1Vài nét về chế độ kế toán và vận dụng chế độ kế toán

thương mại – du lịch.

Trong những năm qua, nền kinh tế nước đã và đang từng bước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Song song với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới, Bộ Tài chính cũng từng bước sửa đổi bổ sung chế độ kế toán để đáp ứng với tình hình thực tế hoạt động của nền kinh tế nước ta.

Trước tình hình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam phải chấp nhận những nguyên tắc, luật lệ của quốc tế, nên nhiều cơ chế chính sách trong nước phải thay đổi cho phù hợp, trong đó có cơ chế chính sách về tài chính kế toán, nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mới chưa có chế độ tài chính, kế toán kịp thời phản ảnh chi phối như: thuế giá trị gia tăng lần đầu áp dụng từ 01/01/ 1999 với rất nhiều vướng mắc phát sinh, nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn ra đời để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Hiện nay, luật thuế giá trị gia tăng đã từng bước đi vào ổn định, phát huy mặt tích cực của nó là khắc phục sự trùng lắp về thuế giữa các khâu sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại phát triển.

Qua từng thời điểm phát triển của nền kinh tế chính sách tài chính kế toán luôn luôn có sự thay đổi, thích ứng kịp thời để thực sự là công cụ quản lý hữu ích của nền kinh tế, trước đây chỉ có Pháp lệnh kế toán thống kê là văn bản pháp lý cao nhất cho lĩnh vực kế toán thống kê, nay đã nâng lên thành Luật kế toán, và hàng loạt các chuẩn mực kế toán ra đời để hướng dẫn hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp đi vào chiều sâu và có tính ổn định hơn. Từng bước kế toán của Việt Nam gần gũi với kế toán quốc tế hơn do quá trình hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế đang trở thành xu hướng tất yếu.

Về cơ bản chế độ kế toán theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 đã góp phần tích cực trong quản lý kinh tế của nhà nước nói chung và của doanh nghiệp thương mại du lịch nói riêng. Thể hiện nhiều mặt quản lý tài sản , hàng hóa, vật tư, tiền vốn một cách minh bạch, dễ hiểu. Những tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cũng như việc quy định cách ghi chép trong từng tài khoản đã tạo cho doanh nghiệp quản lý tốt các đối tượng kế toán. Nhiều tài khoản kế toán được mở ra để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đây chưa có. Hệ thống báo cáo cũng được cải tiến so với trước. Chế độ chứng từ hóa đơn cũng được quy định rõ ràng chi tiết phục vụ tốt cho công tác kiểm tra đối chiếu. Điều đó đã góp phần quản lý tốt tài sản, hàng hóa , vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.

Chế độ kế toán theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT cũng đảm bảo cho doanh nghiệp phát huy tính chủ động, linh hoạt , sáng tạo trong quản lý kinh doanh, thông qua việc sử dụng kế toán làm công cụ phản ảnh ghi chép mọi mặt

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, nếu các doanh nghiệp biết vận dụng kế hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong kinh doanh thì kế toán mới phát huy hết vai trò quan trọng là công cụ quản lý sắc bén của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm như vừa nêu trên chế độ kế toán theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT cũng một số điểm chưa phù hợp cần phải bổá sung như :

+ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Cty cổ phần thì chưa có tài khoản nào để phản ánh việc chia cổ tức cho các cổ đông, lợi nhuận được giữ lại để dự phòng cho năm tài chính tiếp theo. Đối với Cty cổ phần việc phân chia cổ tức, hay xác định mức cổ tức phải trả là những chỉ tiêu quan trọng cần phải có một tài khoản để theo dõi riêng.

+ Việc đầu tư cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp hiện nay rất phổ biến, nhưng trong chế độ kế toán hiện nay chưa có hướng dẫn cách lên báo cáo hợp nhất, mà chỉ phản ánh đơn thuần là khoản đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức công tác kế toán (Trang 36 - 37)