Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sacombank –An Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang (Trang 62 - 67)

- Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng để có chính sách hợp lý- ưu đãi. Cần có sựưu đãi về phí dịch vụđối với những khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn và thường xuyên; phải quan tâm hơn đến các tiện ích của khách hàng, cải tiến và nâng cao hiệu quả thanh toán. Điều này có thể tạo cho họ cảm giác an tâm khi giao dịch tại Ngân hàng từđó phát triển mối quan hệ thêm bền vững, thân thiết với họ kể cả trong hoạt động tín dụng.

- Tổ chức nhiều hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sác khách hàng…nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên, tăng cường đổi mới công nghệ giúp cho ngân hàng xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng.

- Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá để tạo lòng tin và thu hút khách hàng. Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến tận các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ lợi ích của mình khi đến với ngân hàng.

- Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các công ty, doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp. Phát huy tính đa dạng hoá các phương thức huy động vốn. Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... bằng việc khai thác tối ưu các đối tượng như: các hộ gia đình có thân nhân định cưở nước ngoài, hộ vay xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp có quan hệ thượng mại với các địa phương khác... tư vấn và hướng dẫn họ hiểu rõ tính thuận lợi đối với dịch vụ này.

- Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, cần mở thêm các điểm huy động vốn tại những nơi có môi trường kinh tế phát triển như các khu thương mại hoặc nơi có dân cư đông đúc, để thu hút nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi, rút và chuyển tiền.

- Trong điều kiện có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn như hiện nay thì lãi suất là yếu tố hết sức nhạy cảm. Vì thế Ngân hàng cần phải xem xét đến việc gia tăng lãi suất huy động để thu hút được nhiều lượng tiền gởi trong dân cư.

- Ngân hàng cần phải nâng cao uy tín của mình bằng cách qua từng năm hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao, năm sau lợi nhuận phải cao hơn năm trước. Có như thế thì khách hàng mới chấp nhận gởi tiền với mức lãi suất thấp vì họ cảm thấy khoản tiền gởi của mình được an toàn.

2. Biện pháp tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng

i. Cơ cấu lại danh mục cho vay theo dòng sản phẩm, theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…

ii. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở ưu tiên khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và chọn lọc năng lực tài chính của khách hàng nhằm hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng vay tiếp tục phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “ nhanh – nhỏ - cao” để thu lãi suất cao.

Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn được đề cao và xem đây là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Cán bộ tín dụng cần phải tích cực trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay để hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh.

Cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình giá cả thị trường, thông tin khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh của khách hàng, tình hình thiên tai, nắm rõ đặc thù kinh tế của từng địa phương...

Nghiên cứu nền kinh tế, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuất…để có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp. Từđó có kế hoạch cấp tín dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin như: trên các tạp chí ngân hàng, áp phích, trên đài truyền thanh... về những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng như lãi suất, các phương thức cho vay, điều kiện, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệu quả khi vay của từng đối tượng. Từđó, thu hút thêm khách hàng mới.

iii. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định là đòi hỏi hàng ngày trong hoạt động tín dụng ngày nay. Nếu cần thì có thểđào tạo hoặc đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm định trước khi cho vay.

Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, tạo mọi điều kiện để cho nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.

Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, khi mỗi nhân viên đã thực sự thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp thì tự bản thân họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình, chất lượng tín dụng cũng sẽđựơc nâng lên. Và, đây cũng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng.

Tại những nơi có dư nợ cao, có thể cử nhân viên đến tận nơi để thu nợ với thủ tục thuận tiện, dễ dàng, nhằm giảm tải công việc cho các cán bộ tín dụng tại ngân hàng khi cùng lúc khách hàng đến quá đông, bên cạnh đó ngân hàng cũng chủ động được trong việc thu nợ. Đồng thời, khách hàng cũng giảm được những chi phí phát sinh.

iv. Tập trung rà soát, ngăn chặn và phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để nợ quá hạn mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 0,5% tổng dư nợ.

Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán trong việc theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nợ đến hạn của khách hàng, từ đó thông báo, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.Bên cạnh đó, đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặc biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp lệnh thi hành án, công chứng..., tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của Nhà nước và của ngành.

Kết hợp với các ban ngành đoàn thểởđịa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Cần đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợđó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể.

v. Mở rộng các phương thức cho vay:

Ngân hàng nên mở rộng phương thức cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau để khách hàng có điều kiện dễ dàng hơn trong việc vay vốn của mình.

Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay lẫn ngân hàng, bởi vì người đi vay có thể lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất, còn ngân hàng thì sẽ tận dụng điều này để thu hút được nhiều khách hàng hơn, từđó có thể tăng doanh số cho vay và mở rộng được quy mô. Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh thủđược thời gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác.

3. Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao đểđáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng.

Ngoài các chương trình đào tạo tập trung của Hội sở, Chi nhánh sẽ thường xuyên thực hiện việc tựđào tạo, hội thảo chuyên đề và hội thi hái hoa dân chủ theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng... để không ngừng nâng cao và củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể CBNV Chi nhánh.

Sắp xếp, định biên nhân sự nhằm tăng năng suất lao động, bố trí, phân công, phân nhiệm nhân sự các phòng ban một cách hợp lý đúng sở trường, sởđoản, tăng hiệu suất lao động của từng người nhằm đảm bảo hoạt động toàn Chi nhánh phát triển an toàn và bền vững.

4. Biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra chấn chỉnh tại đơn vị vị

Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hằng năm đã đề ra. Định kỳ hàng quý thành lập đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động các phòng ban, phòng giao dịch trực thuộc.

Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch biện pháp thực hiện.

Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội sở cũng như của các cơ quan chủ quản.

5. Các biện pháp khác

Giao chỉ tiêu thi đua đến từng phòng, bộ phận, từng nhân viên cụ thể theo tháng, quý, năm song song với chếđộ khen thưởng hàng tháng ( từ quỹ tìch lũy khen thưởng của Chi nhánh) đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện kế hoạch đã giao.

Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội quy, qui chế, cũng như luôn quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh.

CHƯƠNG 6: KT LUN VÀ KIN NGH

---HÖI---

I. KẾT LUẬN

Sacombank – An Giang với vị trí là Ngân hàng chi nhánh cấp 1, tuy chỉ mới thành lập vào năm 2005, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưđược bình chọn là Chi nhánh trẻ ấn tượng và là một trong hai chi nhánh dẫn đầu của Sacombank tại khu vực miền Tây, cũng là chi nhánh có doanh thu qua hoạt động thanh toán quốc tếđứng đầu khu vực. Sacombank –An Giang ngày càng tạo được uy tín và niềm tin trong công chúng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân An Giang trong thời kỳ hội nhập. Số lượng khách hàng đến giao dịch ngày một tăng làm tăng nguồn vốn huy động, đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn trên địa bàn; doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngày càng gia tăng, doanh thu cũng không ngừng tăng trưởng.

Qua thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại Chi nhánh, em đã hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng tại đây. Sau khi phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động tín dụng của Chi nhánh, em nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh có nhiều thuận lợi như: luôn được quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các phòng ban hội sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương. Trong nội bộ Chi nhánh, các CBCNV luôn đoàn kết và nhiệt huyết tạo thành sức mạnh tập thể hướng đến mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một chi nhánh vững mạnh về mọi mặt. Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên trẻ - năng động - được địa phương hoá với gần 100% CBCNV là người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán, địa bàn…Hình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang được nhiều người quan tâm thông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, “ ghế đá nơi công cộng”, “Tài trợủng hộ những người già neo đơn”…

Bên cạnh những thuận lợi trên thì Sacombank – An Giang cũng gặp không ít những khó khăn như: trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều Tổ chức tín dụng làm cho thị phần của Chi nhánh ngày càng thu hẹp, các tổ chức tín dụng đua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo khách hàng của những ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank – An Giang. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thịđể lôi kéo các khách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẻ hơn các Ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác do quy mô của Chi nhánh tăng trưởng nhanh, cho nên số lượng nhân viên tân tuyển lớn, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịp với tốc độ phát triển của Chi nhánh. Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tài của các Tổ chức tín dụng mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm ngày một tăng.

Hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Trong 3 năm qua, tuy hoạt động của Ngân hàng không ngừng gia tăng, các thủ tục pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, cán bộ nhân viên có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng nợ quá hạn vẫn phát sinh và gia tăng. Nguyên nhân một phần là do yếu tố chủ quan của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, một phần là do bản thân khách hàng và môi trường tác động. Vì vậy việc hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng.

Tóm lại, mặc dù có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng nhìn chung các chỉ tiêu về kết quả tài chính của Chi nhánh khá tốt, lợi nhuận vượt chỉ tiêu phấn đấu, kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm qua khả quan và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của của Ban Giám Đốc, tinh thần đoàn kết, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ của toàn thể đội ngũ nhân viên Sacombank – An Giang. Bên cạnh đó, ngay từ những tháng cuối năm 2007, Chi nhánh đã có bước chuẩn bị trong việc thực hiện kế hoạch năm 2008.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang (Trang 62 - 67)