Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang (Trang 26)

1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thươg mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có trụ sở chính đặt tại 266 – 268 Nam Kỳ Khỡi Nghĩa, Quậ̣n 3, TPHCM, được thành lập theo quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Lữ Gia – Thành Công.

Qua hơn 17 năm hoạt động, Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam: 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có. Mạng lưới hoạt động trên 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia, 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đội ngũ nhân viên gần 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo, 60.000 cổ đông đại chúng. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 06/06/2006 Sacombank đã tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong 17 năm hoạt động, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín, điển hình như:

"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;

“Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn

Bên cạnh những thành quả đạt được, Sacombank đang hướng đến mục tiêu trở thành một Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất tại Việt Nam và có quy mô trung bình trong khu vực.

2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN An Giang

Chi nhánh cấp 1 An Giang có trụ sở tọa lạc tại 56B – Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang, được thành lập theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/5/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 03/08/2005 theo công văn số 66 của Chủ Tịch Hội đồng quản trị trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ Văn phòng đại diện An Giang trực thuộc Hội Sở và Tổ tín dụng An Giang trực thuộc chi nhánh Cần Thơ.

Sacombank - An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24), là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý ngân hàng. Sacombank cũng đã tiến hành thực hiện việc xếp hạng tín dụng, đánh giá phân loại các khoản vay để ngay từđầu có thể ngăn ngừa những khoản vay có thể phát sinh rủi ro.

Trong cùng xu thế phát triển của toàn hệ thống Sacombank, Sacombank An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại trên địa bàn tỉnh, do vậy nhóm khách hàng trọng tâm mà Chi nhánh hướng đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Từ lúc được thành lập đến nay, tuy chỉ mới hoạt động một thời gian ngắn, Chi nhánh cũng đã đạt được một số thành quảđáng khích lệ. Công tác huy động vốn và hoạt động cho vay có bước tăng trưởng đáng kể, số dư tổng huy động ( quy ra VND) đến hết ngày 31/12/2008 là 664,17 tỷ đồng, tăng 163,39 tỷ đồng so với cuối năm 2007; dư nợ cho vay (quy ra VND) đến hết ngày 31/12/2008 là 903,5 tỷ đồng, tăng 226,7 tỷđồng so với cuối năm 2007; lợi nhuận là 38,04 tỷ đồng, tăng 15,61 tỷ đồng so với năm trước bằng 170%.

3. Bộ máy quản lý của Sacombank – CN An Giang 3.1. Sơđồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Cá Nhân Phòng Hỗ Trợ Phòng Hành chính Phòng Kế Toán&Quỹ Phòng Doanh Nghiệp BP Tiếp Thị Dịch Vụ BP TiCá Nhân ếp Thị BP QuTín Dảụn Lý ng BPThẩm Định Doanh BP Thẩm Định Cá BP Thanh Toán Quốc BP Quỹ Nghiệp Nhân Tế CÁC PHÒNG GIAO DỊCH BP Xử Lý Giao Dịch BP Kế Toán

3.2. Chức năng các phòng ban 3.2.1. Phòng doanh nghiệp

− Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

− Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. − Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

− Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh. − Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

− Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng.

− Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm.

− Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.

− Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. − Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. − Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

− Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng.

− Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

3.2.2.Phòng cá nhân

Cũng giống như Phòng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ 3 được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân, thu nợđối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của Ngân hàng.

3.2.3.Phòng hỗ trợ

ƒ B phn qun lý tín dng

− Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. − Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng. − Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.

− Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụđối với các đơn vị trực thuộc.

ƒ B phn thanh toán quc tế

− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

− Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.

− Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

− Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

− Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

− Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.

− Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. − Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.

− Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

ƒ B phn x lý giao dch

− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng , đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

− Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các nghiệp vụ về thẻ sacombank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền mặt…

− Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

− Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của Ngân hàng.

− Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách. − Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng.

− Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

− Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.

− Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của Chi nhánh.

3.3.4. Phòng kế toán và quỹ

− Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.

− Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ Ngân hàng và các ngân hàng khác.

− Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh. − Quản lý chi nhánh điều hành.

− Quản lý thanh khoản. − Quản lý kho quỹ.

− Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh theo đúng quy định.

3.2.5. Phòng hành chính

− Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. − Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh.

− Thực hiện mua sắm, tiếp nhân, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh.

− Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt.

− Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.

− Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố.

− Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quảđịnh biên của Chi nhánh.

− Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh. − Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép,…tại Chi nhánh.

− Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn Chi nhánh.

4. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng tại Sacombank – An Giang 4.1. Điều kiện cho vay 4.1. Điều kiện cho vay

Điều kiện cho vay là những yêu cầu của Ngân hàng đối với các bên để làm căn cứ xem xét quyết định thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay.

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

™ Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

‰ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:

9 Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

9 Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

9 Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

9 Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

9 Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

‰ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công nhân, nếu pháp luật nước ngoài được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

™ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

™ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

™ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

™ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tuỳ thuộc vào môi trường kinh doanh…

4.2. Đối tượng cho vay của Ngân hàng

Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định.

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

- Giá trị vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống, đầu tư và phát triển.

- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cốđịnh vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn đểđầu tư tài sản cốđịnh mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cốđịnh đó.

Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

- Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu) - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.

4.3.Quy trình xét duyệt cho vay

Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn, số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

Trách nhiệm Bước Quá trình Chứng từ/ tài liệu liên quan Bp thẩm định Bp thẩm định GĐ chi nhánh / ban tín dụng. Đơn vị thẩm định Ban TGĐ/ Ủy ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng. Đơn vị thẩm định Bp quản lí tín dụng B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 -Hồ sơđề nghị cấp tín dụng -Tờ trình thẩm định. -Sổ thống kê. -Tờ trình thẩm định được duyệt. -Biên bản phán quyết (nếu có). -Tờ trình thẩm định,tái thẩm định. -Sổ thống kê. -Tờ trình thẩm định,tái thẩm định được duyệt. -Biên bản phán quyết (nếu có). Thẩmđịnh Tái thẩm định

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang (Trang 26)