Tranh luận xung quanh vấn đề tỷ giá thực và chính sách điều hành tỷ giác ủa

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 63 - 65)

của NHNN

Liên quan đến tỷ giá thực của tiền đồng, có một số nghiên cứu từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, tạp chí kinh tế nước ngoài và từ các tác giả có uy tín trong nước.

Theo đánh giá của TS. Trần Ngọc Thơ về tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 1999 đến 2005 thì “Nhìn tổng thể trong giai đoạn bảy năm qua, VND đã liên tục định giá thấp so với USD (tỷ giá thực cao hơn con số 100 cho thấy VND định giá thấp và ngược lại). Tuy nhiên, càng tiến về cuối năm 2005, tỷ giá thực có xu hướng ngày càng tiến gần về ngang giá sức mua khi liên tục giảm dần về con số 1006”.

Tỷ giá thực của Việt Nam giai đoạn 2002-2006 được định giá “hơi cao”, đó là nhận định được công bố từ Global Development Finance 2006 của Ngân hàng thế giới, (page 26).

Cũng theo TS. Trần Ngọc Thơ, sự khác biệt (không lớn) trong đánh giá về tỷ giá trong nghiên cứu của ông với nghiên cứu của WB là do thời điểm nghiên cứu có sự chênh lệch (bài giảng tại lớp).

Nhóm nghiên cứu EIU của tạp chí The Economist đã đưa ra dự báo về mức tăng của tỷ giá VND/USD với mức trên 16.500 VND trong năm 2007, họ dự báo tiền đồng sẽ còn tiếp tục sụt giá trong những năm tới do tỷ lệ lạm phát ở mức tương đối cao và chiến lược duy trì tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Nhìn chung, các nghiên cứu này đều có chung nhận định là tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 đến năm 2006 là theo khá sát thị trường. Họ chỉ đưa ra khuyến cáo là Việt Nam nên thả nổi tỷ giá nhiều hơn.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong giới học thuật về tài chính tiền tệ đối với vấn đề chính sách tỷ giá.

Tác giả Phan Minh Ngọc, một chuyên gia tài chính của một đại học nước ngoài, cho rằng “Theo công thức tính tỷ giá thực tế, tỷ giá thực tế của VND/USD đã giảm đi 4,28% vào cuối năm 2005 so với 2000. Nói cách khác, VND thực tếđã lên giá 4,28% so với USD trong vòng 5 năm. Tỷ giá thực tế giảm (tức VND tăng giá) thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn một cách tương đối, do đó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực phá giá lên VND.7”. Với những số liệu phân tích tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và Mỹ như trên, tác giả Phan Minh Ngọc cho rằng tỷ giá danh nghĩa giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ phải bị phá giá một tỷ lệ 4,28% vào cuối năm 2005. Vấn đề gây tranh cãi không phải ở công thức tính tỷ giá thực, mà nó gây ra tranh cãi ở chổ quan điểm tiếp cận tỷ giá thực: song phương hay đa phương. Tác giả bài báo trên, dựa trên tỷ giá thực song phương giữa Việt Nam và Mỹ để đánh giá và cho rằng Việt nam đồng bị đánh giá cao và NHNN đã “ém” tỷ giá.

Quan điểm này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới tài chính tiền tệ. Những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính đã có những ý kiến rất khác nhau. TS. Trương Văn Phước, một quan chức NHNN, đã phản đối mạnh mẽ quan điểm này. Theo ông Phước thì “đó là một nhận định thiếu nền tảng khi đặt nó trong cách tiếp cận vai trò của tỷ giá đối với sức cạnh tranh hàng xuất khẩu, hay rộng hơn là đối với cán cân thương mại. Phép tính giản đơn nêu trên khiến người đọc cho rằng giao lưu kinh tế đối ngoại của Việt Nam chỉ diễn ra với một quốc gia duy nhất là Mỹ. Trong thực tế, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam là đa phương. Tính chất “đa phương” này là “linh hồn” trong hướng tiếp cận tỷ giá hiệu lực thực. (…) Do đó, hoàn toàn sai lầm nếu REER chỉ được tính phiến diện với một đồng tiền duy nhất (đô la Mỹ), chỉ sử dụng lạm phát của hai nước (Việt Nam và Mỹ)

cũng như bỏ qua phép so sánh tỷ giá danh nghĩa của tất cả các đồng tiền trong rổở hai thời điểm năm cơ sở và hiện hành”.

Đa số các chuyên gia cho rằng trong mối quan hệ toàn cầu hóa hiện nay, một cách nhìn về biến động tỷ giá như trên là chưa đầy đủ và không thuyết phục. Hiện tại, nhiều nước đang tiếp cận phương pháp tính tỷ giá đa phương để đánh giá toàn diện hơn những tác động của tỷ giá và dựa vào đó để điều hành chính sách tỷ giá.

Về phía NHNN, các quan chức NHNN luôn khẳng định chính sách tỷ giá Việt Nam hiện tại là thả nổi có quản lý.

Tất cả những gì đem ra tranh luận, các chuyên gia tài chính đã có quan điểm, lập luận rất rõ ràng nên tác giả không phân tích thêm, ở đây vấn đề được đưa ra nhằm củng cố cho quan điểm là việc xác định tỷ giá thực là rất phức tạp và sự cần thiết quan tâm nghiên cứu nó trong điều hành chính sách tỷ giá.

Tác giả luận văn này cũng tiếp cận, tính toán tỷ giá thực đa phương và cách nhìn nhận vấn đề có một số điểm tương đồng với tác giả Trương Văn Phước.

Trong luận văn của mình, tác giả mong muốn phân tích đánh giá mức độ phù hợp và cả những hạn chế khi vận dụng tỷ giá thực đa phương cùng những tác động của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong một giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2008.

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)