Tính tỷ giá thực đa phương (REER)

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Phần phân tích trên cho thấy phần nào mức độ định giá cao của tiền đồng so với rổ tiền tính cho đến năm 2008, nhất là định giá cao so với đồng USD. Tuy nhiên, những phân tích ở trên chỉ cho thấy những góc nhìn riêng lẻ về giá trị tiền đồng so với từng đồng tiền, nên rất khó để có thể đánh giá tổng hợp về mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng so với các đồng tiền trong rổ. Để có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền, tác giả tiến hành tính tỷ giá thực đa phương. Sau đây, tác giả trình bày phương pháp để tính tỷ giá thực đa phương.

Chọn năm gốc. Vấn đề chọn năm gốc (năm cơ sở) rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính tỷ giá thực. Năm gốc có thể chọn một trong các năm 1992, 1999, 2000, 2001. Lý do được đưa ra ở đây là vì tính từ năm 1986 trở lại đây, năm 1992 là năm có thặng dư mậu dịch, việc xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đạt nhiều tiến bộ, giá cả nhiều mặt hàng đã theo cơ chế thị trường cạnh tranh, nền kinh tế ổn định; các năm 1999, 2000, 2001 có tỷ lệ thâm hụt mậu dịch là thấp nhất, tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu lần lượt là 98,3%, 92,6%, 92,7%, chỉ số giá cả các năm này được xem là rất ổn định, chỉ số giá tháng 12 năm này so với tháng 12 năm trước rất gần 100.

Tác giả không chọn năm 1992, mặc dù năm này cán cân thanh toán khá cân bằng, nền kinh tế ổn định vì việc nghiên cứu tỷ giá trong thời gian quá dài sẽ không sát với thực tế. Vì Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, nên cấu trúc nền kinh tế thay đổi rất nhanh và phức tạp, các biến số vĩ mô thay đổi lớn sẽ rất khó quan sát biến động của tỷ giá. Năm 1999 được chọn là năm gốc vì năm này cán cân thanh toán của Việt Nam khá cân bằng, cũng trong

năm này chính phủ hai lần giảm giá mạnh đồng nội tệ, do đó đã đưa tỷ giá về gần hơn vùng ngang giá sức mua, hay nói cách khác là tỷ giá hiệu lực thực được xem là gần như bằng 100. Năm 1999 cũng là năm không quá xa so với hiện tại, việc thu thập số liệu ít khó khăn hơn do thời gian gần hơn. Một vài nghiên cứu về tỷ giá các tác giả khác cũng chọn năm 1999 là năm gốc.

Ngoài ra trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố số liệu thường chọn năm cơ sở là năm 2000. Xét thấy năm này cũng khá phù hợp với các tiêu chí đã đề ra như không quá xa hiện tại, cán cân thanh toán khá cân bằng…, tác giả đã chọn thêm năm cơ sở là năm 2000 khi tính REER do dễ dàng trong việc thu thập số liệu và có thể đem so sánh hai kết quả tính REER ở hai kỳ gốc khác nhau xem có gì khác biệt không.

Chọn rổ tiền tệ đặc trưng. Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền” để tính tỷ giá thực đa phương (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, các đối tác tiềm năng... cũng được xem xét trong việc lựa chọn đồng tiền nào tham gia “rổ tiền”.

Đô la Mỹ là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong rổ tiền do đồng tiền này là đồng tiền mạnh nhất thế giới cho tới thời điểm hiện nay.

Đồng Euro cũng là đồng tiền không thể thiếu trong rổ tiền vì nó là một trong những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới và vì khu vực sử dụng đồng Euro có giao thương rất lớn với Việt Nam, đồng thời chọn hai quốc gia châu Âu làm đại diện là Pháp và Đức.

Kế đến là đồng yen Nhật cũng là một lựa chọn không tranh cãi, do đây là đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới và Nhật cũng là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Trung Quốc là quốc gia ngoài việc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất và Việt Nam luôn chịu tình cảnh nhập siêu lớn nhất với họ. Từ năm 2001 đến 2008 Việt Nam liên tục nhập siêu với Trung Quốc cứ năm sau lớn hơn năm trước và đến 2008

nhập siêu lên tới trên 11 tỷ đô la! Vì vậy, đồng tiền của Trung Quốc rất đáng được quan tâm trong việc tính tỷ giá thực đa phương.

Đồng tiền của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore được chọn do các nước này là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong giao thương quốc tế.

Tương tự, đồng tiền của Đài Loan và Hàn Quốc đại diện cho các nước phát triển ở châu Á được chọn do kim ngạch xuất nhập khẩu của họ với Việt Nam là rất lớn.

Đồng AUD của Australia được đưa vào rổ tiền do AUD là đồng tiền có thể chuyển đổi được và cũng thuộc diện đồng tiền mạnh. Ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian nghiên cứu của Australia khá ổn định, riêng các năm 2006, 2007, 2008 đã tăng mạnh, khoảng ba lần so với năm 2003.

Chọn quyền số là tỷ trọng thương mại của các đối tác với Việt Nam trong

mậu dịch quốc tế (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại có đồng tiền tham gia vào “rổ tiền”).

Thu nhập dữ liệu

+ Tỷ giá danh nghĩa: Thu thập tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền trong “rổ tiền” vào cuối kỳ (năm, quý). Riêng đối với hai nước châu Âu là Pháp, Đức ta chọn tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Euro.

+ Chỉ số lạm phát: lấy chỉ số giá tiêu dùng của kỳ này so với kỳ trước (năm, quý)

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu: lấy theo từng thời kỳ (cuối năm, quý) giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại. Giá trị xuất nhập khẩu được quy đổi thành đơn vị là triệu USD thống nhất cho các đối tác có giao dịch với Việt Nam.

Các bước tính REER

+ Tính tỷ trọng thương mại. Trước tiên, cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác ở từng thời kỳ (Wt). Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các đối tác ta

được tỷ trọng thương mại của từng đối tác. Tổng các tỷ trọng thương mại này là bằng 1.

+ Điều chỉnh chỉ số tiêu dùng CPI về kỳ gốc. Chọn kỳ gốc là năm 1999, kỳ gốc có chỉ số CPI là 100. Các chỉ số CPI của các nước lấy theo năm (năm trước bằng 100). CPI điều chỉnh của năm 2000 bằng CPI năm 1999 (bằng 100) nhân với CPI của năm 2000 chia cho 100. CPI điều chỉnh của năm 2001 sẽ bằng CPI của năm 2001 nhân với CPI của năm 2000 đã điều chỉnh về kỳ gốc và chia cho 100. Tương tự, ta tính cho các năm kế tiếp. Lập bảng tính excel ta sẽ dễ dàng tính các chỉ số CPI điều chỉnh của các đối tác thương mại.

+ Tính chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương của 10 đồng tiền trong rổ tiền với Việt Nam đồng. Kỳ gốc là năm 1999, ta lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho kỳ gốc rồi nhân lại với 100.

+ Tính tỷ giá thực song phương của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong “rổ tiền”. Lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với CPI của từng nước tương ứng chia cho CPI của Việt Nam ta được tỷ giá thực song phương của tiền đồng so với đồng tiền của từng đối tác.

+ Cuối cùng ta có chỉ số REER theo công thức tính như sau:

Kết quả tính toán tỷ giá thực đa phương được trình bày ở phần phụ lục 2– bảng 2.3a.

Hình 2.2 Đồ thị tỷ giá thực đa phương gia đoạn 1999-2008

0 20 40 60 80 100 120 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 REER Nguồn: Phụ lục 2 – bảng 2.3a REER ∑ei j.wj .CPIi j CPIi J=1 n =

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)