Đánh giá tỷ giá thực đa phương

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Từ hình 2.4 cho chúng ta thấy rằng: mặc dù REER luôn luôn lớn hơn 100 (Việt Nam đồng bị định giá thấp), nhưng cán cân thương mại luôn luôn thâm hụt

trong bảy năm nghiên cứu, cán cân chỉ cải thiện đôi chút khi REER tăng trên 110 (hai năm sau khi REER tăng). Thực tế, con số REER và cán cân thương mại trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy tỷ giá thực được định giá thấp trong hầu hết thời gian, trong khi cán cân thương mại thì thâm hụt.

Từ bảng tính toán và so sánh tỷ giá thực song phương của các đồng tiền trong rổ với nhau, ta nhận thấy trong hầu hết thời gian nghiên cứu đồng USD đã bị mất giá rất mạnh với hầu hết các đồng tiền tham gia trong “rổ tiền” đã làm cho tiền đồng chỉ bị định giá cao khoảng 9% so với ”rổ tiền” (kỳ gốc năm 2000), hay chỉ 6,38% (kỳ gốc 1999) vào năm 2008.

Trong 10 năm nghiên cứu chỉ duy nhất năm 2008 tiền đồng bị định giá cao so với “rổ tiền” do chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm này tăng đột biến lên đến 23% cao gấp 3,5 lần so với nước có chỉ số giá tiêu dùng cao nhất trong 10 nước và vùng lãnh thổ có đồng tiền tham gia “rổ tiền” và đứng hàng thứ năm châu Á (ADB – Statistical appendix). Trong khoảng thời gian còn lại từ 2000 đến 2007, REER lớn hơn 100, tiền đồng luôn bị định giá thấp.

Lạm phát tăng cao trong những năm gần đây chính là nguyên nhân làm xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các đối tác thương mại khác và cho đến năm 2008, tiền đồng bắt đầu bị định giá cao và điều này có thể làm hàng hóa Việt Nam mất dần tính cạnh tranh trên thương trường thế giới.

Một phần của tài liệu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)