Đối với hình thức thanh toán séc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán pot (Trang 51 - 54)

Séc là một hình thức thanh toán thông dụng được sử dụng mang tính truyền thống và rộng khắp trên toàn thế giới. Về phương diện khoa học cũng như phương diện thực tiễn, séc thoả mãn nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Nhưng thực tế tại sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam hình thức này còn bị hạn chế cả về số món và doanh số thanh toán bởi nhiều lý do. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng quy chế phát

hành và sử dụng séc theo Nghị định 30/CP và thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH1. Tuy đã đem lại những kết quả nhất định nhưng NHNN cũng cần có những nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung những điều bất hợp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người sử dụng. Do đó, ngành ngân hàng nên nghiên cứu, sửa đổi theo các hướng sau :

- Việc ngân hàng xử lý đối với những trường hợp séc nộp quá thời hạn phải có xác nhận của UBND xã, phường đã gây phiền hà cho người có liên quan đến tờ séc và người được chuyển nhượng séc. Do vậy, cần phải loại bỏ hẳn quy định đến UBND xã, phường xác nhận lý do nộp séc quá thời hạn. Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện, điều đó có nghĩa là tờ séc được xuất trình lúc nào thì ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán ngay khi tờ séc phát hành hợp pháp, hợp lệ và tài khoản tiền gửi đủ số dư thanh toán. Người thụ hưởng là người sở hữu số tiền trên tờ séc nên bao giờ cũng muốn nộp vào ngân hàng càng nhanh càng tốt. Hơn nữa, việc xác nhận này không có ý nghĩa mà chỉ mang tính hình thức vì không phải lúc nào UBND xã, phường cũng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động của khách hàng. Vì vậy, truờng hợp này, NHNN nên quy định từ chối thanh toán đối với những séc quá thời hạn để tránh những thủ tục phiền hà đồng thời cũng tạo ra tính nghiêm túc trong quan hệ thanh toán giữa Ngân hàng với khách hàng

- Ngân hàng nên quy định một số mức thấu chi đối với một số đơn vị sử dụng séc. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng nên cho phép thấu chi qua séc chuyển khoản. Thấu chi không phải với mục đích tín dụng mà để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong việc chi trả trên tài khoản tiền gửi. Tuy nhiên, còn có sự thoả thuận giữa khách hàng với ngân hàng bằng hợp đồng tín dụng thấu chi. Khoản tiền quá số dư đó được coi như khoản tín dụng với lãi suất tiền vay quá hạn. Như vậy, quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng mang nội dung kinh tế hơn nội dung hành chính.

- Quy định về sức chuyển khoản hiện nay là phải có 2 đường gạch chéo song song ở góc trên, bên trái tờ séc hoặc tờ séc phải có cụm từ “chuyển khoản”. Nên bỏ quy định có 2 đường gạch chéo, bởi lẽ góc bên trái là góc đóng nhật ký chứng từ nên khi đóng rồi sẽ khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này.

- Về séc phát hành quá số dư : hiện nay theo nghị định 30/CP và thông tư 07/TT- NH1 quy định : Khi tờ séc, phát hành quá số dư thì ngân hàng từ chối thanh toán, điều

này gây bất lợi cho người thụ hưởng trong trường hợp séc chỉ quá số dư 1 phần. Ngân hàng nên quy định nếu tờ séc phát hành quá số dư toàn bộ thì từ chối thanh toán và trả lại tờ séc cho người thụ hưởng cùng giấy từ chối thanh toán; nếu séc quá số dư 1 phần thì nên tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng trong phạm vi số dư, phần còn lại từ chối thanh toán. Như vậy, muốn thực hiện được thì trên tờ séc nên có thêm 2 dòng “Tổng số tiền được thanh toán” và “tổng số tiền từ chối thanh toán”.

Đối với người phát hành séc thì mọi trường hợp phát hành quá số dư đều phải xử phạt theo chế độ quy định để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong thanh toán.

- Thông tư 07/TT-NH1 có nêu “trường hợp có nhiều tờ séc nộp cùng vào một thời điểm để đòi tiền từ một tài khoản mà trên tài khoản không đủ số dư để thanh toán được xác định theo số séc đã phát hành, các tờ séc có số thứ tự nhỏ hơn sẽ được thanh toán trước”. Vấn đề đặt ra là có trường hợp tờ séc có số thứ tự nhỏ nhưng mệnh giá lớn hơn số dư trên tài khoản, khi đó ngân hàng phải linh hoạt xử lý bằng cách lập phiếu từ chối thanh toán và trả lại séc cho đơn vị, đồng thời yêu cầu đơn vị lập lại bảng kê nộp séc và các tờ séc với mệnh giá nhỏ hơn hoặc bằng số dư trên tài khoản của đơn vị, như vậy sẽ thoả mãn tốt nhất quyền lợi của khách hàng.

- Về việc bản séc trắng : Thông tư 07/TT/NH1 quy định số lượng tối đa mỗi lần bán cho pháp nhân là 3 cuốn séc và cá nhân là 1 cuốn - với những khách hàng có nhu cầu thanh toán thường xuyên số lượng này quá ít. Vì vậy, việc bán séc trắng nên bỏ quy định số lượng tối đa mỗi lần bán mà giao nó cho giám đốc các TCTD và cục trưởng cục KBNN TW quyết định. Căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể của khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà đưa ra quyết định về số lượng hợp lý nhất, tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán được dễ dàng và thuận lợi.

- Phạm vi thanh toán séc còn hạn chế. Trong điều kiện hiện nay, mối quan hệ kinh tế không còn giới hạn trong từng vùng, từng địa phương mà đã phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong nước và quốc tế. Do đó cần hiện đại hoá công nghệ và nối mạng thanh toán trong toàn ngành, phát triển một chương trình thanh toán liên ngân hàng, hội nhập tất cả các TCTD trong nước vào một hệ thống thanh toán thống nhất với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm ứng dụng (NHNN làm trung tâm thanh toán bù trừ).

- Hệ thống ngân hàng hiện nay chưa có trung tâm xử lý séc toàn quốc cũng như chưa có hệ thống thanh toán bù trừ toàn quốc do đó việc thanh toán séc so với trước đây vẫn chưa thoát khỏi phạm vi chỉ thanh toán giữa 2 khách hàng có tài khoản ở 2 ngân hàng khác hệ thống nhưng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Đó là một hạn chế lớn cho việc triển khai thanh toán séc rộng khắp cả nước. Như vậy, cần tiến tới thành lập trung tâm xử lý séc toàn quốc và trung tâm bù trừ khu vực hay toàn quốc để các ngân hàng tham gia thanh toán séc và thanh toán bù trừ được nhanh chóng, thuận tiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán pot (Trang 51 - 54)