Công tác thực hiện phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Điện lực Hà Nam (Trang 39)

4. Phân tích tình hình quản trị và phát triển nguồn nhân lực của công

4.1.2. Công tác thực hiện phát triển nguồn nhân lực

+ Hoàn thiện hồ sơ nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- PC1 quản lý và cán bộ các đơn vị trực thuộc Điện lực năm 2007

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

+ Đã hoàn thành hồ sơ, quy trình giới thiệt nguồn quy hoạch cán bộ A1 diện Ban thường vụ Tỉnh ủy- Công ty Điện lực 1 quản lý và luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Điện lực, trình PC1 duyệt

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, việc lưu trữ hồ sơ tài liệu tại các đơn vị trực thuộc

+ Hoàn thành thủ tịch cho 04 CNV nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ theo quy định 306 của EVN

+ Xây dựng phương án tổ chức hoạt động, thành lập phòng Giám sát. kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực và thành lập phân xưởng đo lường thí nghiệm điện trình PC1

+ Thực hiện soạn thảo và ký lại hợp đồng đại lý dịch vụ điện nông thôn xã Đại Cương, Kim Bảng

+ Triển khai thực hiện rà soát chính trị nội bộ phục vụ cho công tác điều động, luân chuyển công tác đối với 06 đồng chí trường- phó các đơn vị trực thuộc Điện lực, đề bạt, bổ nhiệm mới 03 đồng chí các đơn vị phó

+ Thành lập phòng Giám sát, kiểm tra công tác mua bán điện của Điện lực, chính thức hoạt đồng từ ngày 01/07/2008

Công ty Điện lực Hà Nam có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực, đặc biệt là có đội ngũ công nhân lành nghề, có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động cho việc đầu tư hiện đại hoá lưói điện, cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển công ty.

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền 4.1.3. Thực trạng về đội ngũ lao động quản lý

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò của các quản trị viên. Chất lượng của đội ngũ quản tri viên đóng góp một phần vô cùng quan trọng đến kết quả hoạt động của công ty.

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Biểu 5: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh (theo trình độ học vấn)

TT Chức danh

Trưởng Phó CM kỹ thuật CM kinh tế CM khác

ĐV công tác ĐH TC ĐH TC ĐH TC 1 Giám đốc 1 1 - - - - - 2 Phó giám đốc 0 3 3 - - - - - 3 Văn phòng công ty 1 2 1 1 - 1 - - 4 Phòng Kế hoạch 1 2 2 1 - - - - 5 Phòng Tổ chức – lao động 1 1 1 1 - - - - 6 Phòng Kỹ thuật 1 1 2 - - - - - 7 Phòng Tài chính kế toán 1 1 - - 2 - - 8 Phòng Vật tư 1 1 1 1 - - - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự 1 1 1 1 - - - - 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 2 2 - - 1 - - 11 Phòng Kinh doanh 1 2 2 - 1 - - - 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 1 - - - - - 13 Phòng Thanh tra 1 1 - - 1 - 1 - 14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - - - 15 Phòng QL điện nông

thôn

1 1 2 - - - - -

16 Phòng BHLĐ 1 1 1 1 - - - - 17 Phòng quản lý đấu thầu 1 1 1 - 1 - - - 18 Phòng Thi đua tuyên truyền 1 1 - 1 - - 1 - 19 Phòng Điều độ thông tin 1 3 2 1 1 - - -

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Biểu 6: Cơ cấu lao động quản lý theo chức danh

TT ĐV công tác Số CB Đã qua Độ tuổi Trình độ c/trị

Nữ lớp QLý 31-40 41-50 51-60 Cao cấp Cử nhân/ Sơ cấp 1 Giám đốc - 1 - - 1 - 1 2 Phó giám đốc - 3 - 3 - - 3 3 Văn phòng công ty - 1 - 2 1 1 - 4 Phòng Kế hoạch - 1 2 - 1 1 - 5 Phòng Tổ chức – lao động - 1 - 1 1 1 - 6 Phòng Kỹ thuật - 1 - 1 1 1 - 7 Phòng Tài chính kế toán 2 0 - 2 - 1 1 8 Phòng Vật tư 1 0 1 - 1 - - 9 Phòng Bảo vệ quân sự - 0 - 1 1 1 1 10 Phòng quản lý ĐTXD 1 0 - 1 2 - 1 11 Phòng Kinh doanh 1 0 1 2 - - 1 12 Phòng KTĐN & XNK 1 0 - 1 - 1 - 13 Phòng Thanh tra - 0 - 1 1 1 1 14 Phòng Kiểm toán nội bộ 1 0 - - 1 - 1 15 Phòng QL điện nông thôn - 1 - - 2 1 -

16 Phòng BHLĐ - 0 - 2 - 1 -

17 Phòng quản lý đấu thầu 1 0 - - 2 - - 18 Phòng Thi đua tuyên

truyền

1 1 - 1 1 1 -

19 Phòng Điều độ thông tin - 0 1 3 0 1 -

Cộng 9 10 5 21 16 12 10

Qua biểu 2 và biểu 5, ta thấy cán bộ chức danh có tất cả là 42 người (trên tổng số 367 lao động của cơ quan công ty), trong đó số cán bộ lãnh đạo nữ là 9, chiếm tỷ trọng 21,43% (9/42).

Trong tổng số 42 cán bộ chức danh, có 31 người được đào tạo qua đại học, như vậy tỷ lệ đại học trong cán bộ chức danh của công ty là 31/42, tương đương 73,8%; trong đó đại học kỹ thuật là 22 người, chiếm 22/31= 70,96%,

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

đại học kinh tế là 7 người, tương đương 7/31 = 22,58%, còn lại là đại học Luật (phòng Thanh tra pháp chế) và đại học Tổng hợp khoa văn (phòng Thi đua tuyên truyền) là 2 người, tương đương (6,4%).

Bên cạnh đó, số cán bộ được đào tạo qua lớp quản lý lại chiếm tỷ trọng thấp: 10/31 = 32,25%.

Như vậy tỷ lệ cán bộ chức danh được đào tạo qua đại học còn chưa cao (73,8%). Ở công ty, đa số cán bộ chức danh có chuyên môn kỹ thuật, được chuyển sang làm công tác quản lý, trực tiếp tham gia công tác quản lý, nhưng lại chưa được đào tạo thêm về quản lý (32,25%). Trong thực tế hiện nay, vai trò quản lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý lại vừa là nghệ thuật, lại vừa mang tính khoa học, các nhà quản lý ngoài trình độ chuyên môn vững vàng, còn cần phải có một trình độ, kỹ năng quản lý nhất định. Điều này đòi hỏi, trong tương lai, công ty phải tích cực tăng cường nâng cao và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cả về kinh tế và kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ chức danh của mình.

4.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực

4.2.1. Tuyển dụng lao động

Công ty Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp kinh doanh điện năng trong toàn tỉnh Hà Nam, một mặt hàng có tầm quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đến vấn đề xã hội- chính trị của đất nước, mặt khác, công ty còn có những chức năng quan trọng khác như thí nghiệm, sửa chữa thiết bị điện, xây lắp các công trình điện đến 110KV, … đòi hỏi lực lượng lao động của công ty phải có trình độ văn hoá chuyên môn, sức khỏe tốt, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong việc tuyển dụng, công ty chú trọng những cán bộ nhân viên có kiến thức trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng được nhiệm vụ của công ty. Trình độ cán bộ công nhân viên của

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

công ty Điện lực Hà Nam trong một số năm gần đây được tổng hợp ở biểu sau:

Biểu 7: Trình độ học vấn của CBCNV từ năm 2004 đến 2008 Năm Trình độ 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số lao động 3096 3206 3510 3663 3967 - Trên đại học 0 0 7 7 7 - Đại học 497 612 722 879 987 - Trung học – cao đẳng 318 315 328 355 349 - CNKT 1036 1037 1085 1598 1729 - CNPT 1245 1242 1368 824 895

Tuy nhiên, công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá và khuyến khích năng lực hoạt động của cán bộ thiếu độ tin cậy, đôi lúc không có cơ sở khoa học, lệ thuộc vào nhận định chủ quan của lãnh đạo

4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

-Công ty đã hết sức chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, công tác đào tạo gồm: đào tạo mới, đạo tạo nâng cao, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đạo tạo tại chỗ (kèm cặp), thực tập sinh, đào tạo tại chức, hội thảo, hội nghị, đào tạo theo các chuyên đề, tham quan, khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Tuỳ từng đối tượng công ty có các hình thức đào tạo khác nhau phù hợp, với mục đích tạo hiệu quả cao đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh.

-Tăng cường chất lượng đội ngũ lao động quản lý trên các mặt như: Tiêu chuẩn hoá trong việc lựa chọn cán bộ mới; Đào tạo lại những người còn khả năng cống hiến (về năng lực và tuổi tác); Tăng cường sự phù hợp trên các mặt: chuyên môn – năng lực – vị trí công tác trong việc bố trí cán bộ quản lý…

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

-Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Cán bộ công nhân viên lao động, công tác nhận xét đánh giá phân loại, điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc Điện lực đúng quy chế công tác cán bộ của PC1( Công ty Điện lực 1), gắn liền giữa số lượng với chất lượng, giữa đào tạo bồi dưỡng với việc sử dụng cán bộ

4.3. Về công tác chính sách lao động, tiền lương

+ Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên đảm bảo đúng đủ, chính xác, kịp thời.

+ Thanh toán chi trả tiền lương, đảm bảo ổn định việc làm cho 100% cán bộ công nhân viên, tạo thu nhập lương bình quân cho mỗi cán bộ công nhân viên trong Điện lực ngày càng được nâng cao có thu nhập ổn định năm sau cao hơn năm trước.

+ Nghiên cứu, soạn thảo và ban hành thêm các quy định về công tác tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả trả lương theo kết quả sản xuất- kinh doanh trong mỗi đơn vị

+ Tiếp tục tổ chức phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tác phong công nghiệp, lối sống lành mạnh, kỷ luật lao động và chất lượng tay nghề của công nhân viên chức lao động.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn và công nhân có tay nghề tốt coi đây là việc làm cấp bách trong chiến lực phát triển nguồn nhân lực.

+ Phát động đăng ký thi đua lao động sản xuất trong các đơn vị trực thuộc và khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị có thành tích cao trong sản xuất kinh doanh Điện lực.

-Hoàn thành công tác định mức lao động đối với các đơn vị sản xuất trực thuộc Điện lực

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

-Hoàn thành công tác duyệt và thanh quyết toán quỹ lương và thu nhập khác của Điện lực năm 2007, chi trả cho CBCNV theo quy định phân phối tiền lương của Điện lực

-Xét nâng lương cho CBCNV thuộc bộ phận gián tiếp năm 2008 với tổng số là 41 người

-Triển khai soạn thảo Quy chế phân phối tiền lương SXKD điện, kinh doanh viễn thông, sản xuất khác, quy chế thưởng VHAT, lương KKKD

-Kiểm tra công tác giải quyết các chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác cho CBCNV lao động đối với các đơn vị sản xuất.

5. Phân tích tình hình quản trị các yếu tố vật chất tại công ty

5.1. Tình hình cơ sở hạ tầng và cung ứng nguyên vật liệu

5.1.1. Nguồn cung ứng

Điện năng có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nhiên liệu khác nhau như than, nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sóng biển...Xem bảng:

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

Biểu 8: Tỷ trọng điện năng sản xuất theo loại nguồn phát

TT Điện năng sản xuất Tỷ trọng(%) Ghi chú

1 Thuỷ điện 60

2 Nhiệt điện chạy than 17

3 Nhiệt điện chạy khí 7

4 Nhiệt điện chạy dầu 15

5 Diesel 1

Tổng cộng 100

Qua các biểu trên ta thấy: Ngành điện vẫn hết sức lệ thuộc vào thuỷ điện, trong khi thuỷ điện chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết. Đây có thể coi là nguyên nhân sâu xa gây sự mất ổn định trong cung ứng điện. Trong khi nguồn khí đốt tiềm tàng, công suất có thể phát tới 19 % tổng công suất thì hiện tại mới chỉ sản xuất được 7%.Những năm có nguồn nước nhiều, các Nhà máy thuỷ điện phát hết công suất thì giá thành rẻ, lợi nhuận nhiều. Ngược lại những năm thiếu nguồn nước phải huy động hết công suất các nhà máy nhiệt điện chạy dầu, điezel phát bù vào phần thiếu hụt dẫn.

Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đông, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo dưỡng, xác định phương thức tối ưu để quản lý vận hành hệ thống. Lúc cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đường dây và trạm đều quá tải. Ngược lại vào những lúc thấp điểm thì công suất không được sử dụng hết, gây lãng phí nghiêm trọng. Vì công suất phát ra mà không có người tiêu thụ thì ngành điện không thu được tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm

Công suất tiêu thụ vào giờ cao điểm (thường là 18 – 20 giờ hàng ngày) cao hơn công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (thường là 2 – 3 giờ tới 65 – 70%).

Quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua một hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối, ... và trong quá trình này luôn luôn có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng điện tiêu

Báo cáo tổng hợp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền

hao này gọi là tổn thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vô ích trên đường truyền dẫn. Nhưng thực chất đây chính là lượng điện cần thiết để "vận chuyển" hàng hoá điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn thất điện năng kỹ thuật tương tự như sự tiêu hao tự nhiên của các hàng hoá khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, tổn thất điện năng trong các máy biến áp, tổn thất điện năng do chế độ vận hành... Tổn thất kỹ thuật là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện. Nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, thu nhập...trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng. Tuy nhiên con người có thể can thiệp để giảm thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thương mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện làm cho lượng điện năng bán ra được (điện thương phẩm) ít hơn lượng điện năng mua vào (sản xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến công tác quản lý. Việc sắp xếp mô hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng tin học trong quản lý có các chương trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể làm giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao lao động và thu nhập cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, nâng cao

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Điện lực Hà Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w