Định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 113)

Phòng

Thành phố Hải Phòng ngoài Cảng Hải Phòng chính còn có một số cảng khác như cảng Đoạn Xá, cảng Chinfon, Total, Caltex, Đài Hải…Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam như trên thì phương hướng nhiệm vụ, các yêu cầu và điều kiện cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng được xác định như sau:

- Tăng cường xây dựng và phát triển theo định hướng đặc thù đô thị Cảng biển: Xây dựng, phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2020 theo hướng hiện đại văn minh gắn với việc phát triển đồng bộ hiện đại hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ của thành phố và khu vực phía Bắc, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển và giao lưu hàng hoá.

- Xây dựng chiến lược đầu tư lâu dài cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là cảng biển, phân chia giai đoạn đầu tư đáp ứng từng thời kỳ.

- Tập trung cho việc giải ngân dự án cải tạo cảng Hải phòng giai đoạn II, cải tạo luồng tàu ra vào cảng, mở rộng bến container Chùa Vẽ, phát triển cảng Đình Vũ...

- Đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện: Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) đã hoàn thiện báo cáo dự án đầu tư và chuẩn bị khởi công xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại khu vực Lạch Huyện. Tổng mức đầu tư khoảng từ 1,7 - 2 tỷ USD. Trong tương lai, cảng Lạch Huyện có thêm chức năng trung chuyển container cho khu vực phía Bắc và khu vực Đông Nam Á, dự báo hàng hoá qua cảng cửa ngõ Lạch Huyện đến năm 2020 lớn hơn 40 triệu tấn. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện được xây dựng tạo thêm nhiều yếu tố thuận lợi

trong việc phát triển kinh tế xã hội, giúp Hải Phòng cất cánh nhanh hơn trong thời gian tới.

- Khai thác thêm luồng cảng: Luồng cảng Hải Phòng có tổng chiều dài 60km trong đó tuyến luồng từ phao số “0” đến cảng Hải Phòng dài 39km hàng năm bị sa bồi rất lớn do phù sa của các con sông lớn. Do vậy cần thường xuyên nạo nét khơi sâu luồng vào cảng (khối lượng nạo vét khoảng 2 triệu m3/năm).

- Hiện đại, hoá đồng bộ hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảng, kho bãi, kho chứa hàng, dịch vụ cảng, trình độ quản lý để nâng cao chất lượng của cảng.

Ngoài ra, cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống cần trục có sức nâng lớn; đầu tư cho các dịch vụ sản xuất chính như xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa; mở rộng các loại hình dịch vụ khác như đầu tư xe vận chuyển đường dài làm dịch vụ vận tải trọn gói, sà lan chuyên dùng cho vận chuyển container; chú trọng công tác quảng cáo tiếp thị khách hàng...

Như vậy, nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống cảng biển tại Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2020 là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải xây dựng một chiến lược đồng bộ, lâu dài nhằm huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phát triển cảng và dịch vụ cảng ở thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 113)