Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

III. Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

5. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển

- Quy mô tiền vốn, vật tư lớn: Hoạt động đầu tư xây dựng cảng biển tất yếu đòi hỏi một khoản vốn lớn do tính chất kĩ thuật và công nghệ xây dựng phức tạp, yêu cầu phải huy động nhiều nguồn lực; do đó cần có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lí, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lí chặt chẽ vốn đầu tư, và tiến hành đầu tư trọng tâm trọng điểm.

- Độ rủi ro cao, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Hoạt động đầu tư phát triển cảng biển chứa động nhiều rủi ro như:

+ Biến động hàng hóa thế giới: giả dụ trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tất yếu sẽ giảm sút, do đó sẽ ảnh hưởng tới tình hình xuất nhập khẩu qua các cảng biển, chính vì vậy quá trình vận hành kết quả đầu tư (tức quá trình hoạt động sản xuất) của các doanh nghiệp cảng cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

+ Điều kiện khí hậu, địa hình: trong quá trình tiến hành đầu tư do điều kiện thời tiết không tốt có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án, cũng như nếu trong thời kì vận hành kết quả đầu tư mà những yếu tố khí tượng thủy văn như sương mù, thủy triều… có thể ảnh hưởng tới việc tàu ra vào cảng, gây khó khăn cho quá trình hoạt động của cảng.

+ Ảnh hưởng của tình hình chính trị và điều tiết của chính phủ.

- Thời gian thu hồi vốn lâu: hoạt động đầu tư tại cảng mang tính chất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, do đó mặc dù vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại lâu, có thể tới hàng chục thậm chí hàng trăm năm, do đó cần tiến hành phân kì đầu tư, nhanh chóng đưa vào sử dụng những công trình đã hoàn thiện nhằm thu hồi phần nào vốn đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w