Về nội dung thẩm định dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (Trang 80 - 87)

III Vốn hỗ trợ doanh nghiệp 3

2.3.5. Về nội dung thẩm định dự án đầu tư.

Nội dung thẩm định dự án là cơ sở quan trọng để đưa ra những nhận xét, đánh giá có độ chính xác và tin cậy. Nội dung thẩm định dự án toàn diện, khách quan, chuẩn xác sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định. Ngược lại, nếu nội dung thẩm định không đầy đủ, các nhận xét đưa ra không có căn cứ khoa học thì chất lượng và hiệu quả thẩm định dự án không đảm bảo. Khi đó, kết quả thẩm định sẽ thiếu căn cứ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm. Cần thẩm định đầy đủ và toàn diện các nội dung của dự án như: các yếu tố về pháp lý, về công nghệ kỹ thuật, về kinh tế, tài chính, về tổ chức quản lý thực hiện dự án, về hiệu quả của dự án.

Nội dung thẩm định dự án phải khách quan, toàn diện không chỉ dựa hoàn toàn trên các nội dung do tổ chức tư vấn lập. Bên cạnh những nội dung đã có trong hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định cần làm việc độc lập, đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực những nội dung của dự án. Để đảm bảo những phân tích, đánh giá xuất phát từ thực tế cán bộ thẩm định cần thiết phải đi khảo sát thực địa, thu thập thêm các thông tin từ nhiều nguồn để phục vụ cho công việc. Do đặc điểm đầu tư sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mà đặc biệt là các dự án đầu tư xây

dựng thường gắn liền với đất, trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành thẩm định kỹ phương án tổ chức quản lý thực hiện dự án đặc biệt đối với các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di rời dân. Sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng dẫn đến gia tăng chi phí sử dụng vốn và các chi phí phát sinh chi trả cho người dân, chi phí của nguyên vật liệu đầu vào cho dự án. Do vậy khi thẩm định kỹ nội dung này cần làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia quản lý dự án, tính khả thi của những phương án thực hiện. Trên thực tế vấn đề này là khâu yếu nhất trong thẩm định cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam.

Đối với những dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thì nội dung thẩm định cầm phải được chú trọng tới nội dung:

Điều kiện pháp lý của dự án như: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi, về nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóng mặt bằng.. cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng khía cạnh này vì khi dự án được thực hiện nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của đất nước, tránh tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư.

Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án cần quan tâm, xem xét với hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, RR, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ cần phải xem xét đến các khía cạnh như về nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn và các điều kiện huy động, khả năng hoàn vốn, khả năng vay trả, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của dự án. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cùng cần quan tâm đến những biến động của môi trường bên ngoài, đến những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối

với dự án. Đối với yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính toán NPV yếu tố này không bị ảnh hưởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu về tài trợ) song cũng cần thiết phải xem xét đến lạm phát cùng với những thay đổi của thị trường để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn khi phân tích dự án.

Đối với nội dung thẩm định kinh tế xã hội:

Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì khía cạnh kinh tế xã hội là nội dung thẩm định quan trọng nhất. Đây là căn cứ quan trọng để quyết định cho phép đầu tư. Đối với nhà đầu tư thì mục tiêu của họ là lợi nhuận. Khả năng sinh lời do dự án mang lại chính là thước đo và là động lực thúc đẩy bỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư. Song đối với nhà nước, trên phương diện một quốc gia thì lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như nó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự pháp triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vì phân tích kinh tế - xã hội nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội mà dư án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích của nền kinh tế và toàn xã hội thu được với chi phí xã hội bỏ ra khi thực hiện dự án.

Đây là một nội dung khá phức tạp cả trong quá trình lập và thẩm định dự án. Nhìn chung, nội dung phân tích kinh tế xã hội trong các dự án đầu tư ở Việt nam mới dừng lại ở các chỉ tiêu chủ yếu, đơn giản, dễ tính như số lao động có việc làm, mức độ đóng góp cho ngân sách, những tác động đến môi trường xã hội (đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định của Nhà nước). Các chỉ tiêu được đánh giá mang tính chất định tính, những phân tích định lượng không nhiều. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tể xã hội, để cho công tác thẩm

định dự án đầu tư đảm bảo các yêu cầu đặt ra, việc tính toán đầy đủ trên phương diện kinh tế xã hội là rất cần thiết. Để tiến hành thẩm định nội dung này cần phải hoàn thiện và bổ sung thêm về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dựa án đầu tư. Về cơ bản, tiêu chuẩn đáng giá hiệu quả kinh tế xã hội phải bảo đảm rằng khi có một công cuộc đầu tư chứng minh rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó. Do đó khi đáng giá hiệu quả khía cạnh này cần phải chú trọng đến các nội dụng:

Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, tốc độ phát triển.

Phân phối lại thu nhập thê hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của tầng lớp dân cư.

Gia tăng số lao động có việc làm. Cần phải chú trọng mục tiêu này vì nó là mục tiêu chủ yếu của chiếm lmược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, vì tỉnh có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, thừa lao động nông nhàn ở khu vực nông thông và thiếu việc làm.

Phải xây dựng thêm các tiêu chuẩn đánh giá: Tăng thu ngân sách

Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện

Phát triển kinh tế - xã hội của các huyện nghèo, miền núi của tỉnh Hải Dương nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.

Khi thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải thẩm định rõ ràng nội dung tác động của dự án về mặt xã hội và môi trường của dự

án đầu tư như: Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động đến lao động và việc làm như: Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án và số lượng lao động có việc làm gián tiếp từ dự án, số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư. Cần làm rõ tác động của dự án tới môi trường sinh thái như tác động tích cực và tác động tiêu cực. Tác động tích cực như làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương,...Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và súc vật trong khu vực. Vì vậy khi phân tích dự án tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực thì cần phải được quan tâm một cách thoả đáng hơn, kỹ lưỡng hơn vì mục đích của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là lợi ích kinh xã hội, lợi ích mà dự án đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Kết luận

Qua thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Em đã phần nào hiểu biết thêm về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, cũng như về hoạt động quản lý dự án đầu tư tại Sở. Với chức năng là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư được phân cấp tại tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác thẩm định dự án đầu tư ví dụ như: Số dự án được thực hiện đầu tư tăng lên qua các năm, sô dự án phải chỉnh sửa hoặc ngừng hoạt động giảm xuống. Hầu như các dự án đầu tư sau khi được thẩm định và được cấp phép đầu tư đều hoạt động có hiệu quả. Các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đã phần nào phát huy tác dụng của mình, hạn chế các tác động tiêu cực trong đầu tư như tiến độ thực hiện kéo dài, tăng mức vốn giải ngân hay hiện tượng tham nhũng lãng phí trong đầu tư đã phần nào giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, thì thực trạng về thực hiện công tác thẩm định các dự án ngân sách trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định ví dụ như về nhận thức của đội ngũ thẩm định, về phương pháp thẩm định, thông tin và trang thiết bị phục vụ thẩm định, hạn chế về nội dung thẩm định...Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đang từng bước hoàn thiện công tác thẩm định đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế này. Với mục đích đầu tư hiệu quả, mở cửa thông thoáng đón ngày càng nhiều các đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phấn đấu đưa Hải Dương trở thành một tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế nhất miền Bắc.

Qua chuyên đề này em đã để cập đến phần nào tình hình công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có một số giải pháp về hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Trong khoảng thời gian thực tập

ngắn ngủi, Em hy vọng rằng các biện pháp em đưa ra dù không nhiều song cũng phần nào làm tư liệu tham khảo cho quá trình hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở.

Trong quá trình hoàn thiện đề tài em đã gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc nhưng em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo của Ban lãnh đạo Sở, cùng với các anh chị phòng thẩm định dự án đầu tư phát triển, phòng quy hoạch tổng hợp, phòng nông nghiệp. Đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Tiến Sĩ Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn !.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w